Ngân hàng Nhà nước thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp thanh tra giám sát ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát hoạt động tíndụng ngân hàng tại Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 64 - 65)

- Tổng hợp, giải quyết, xử lý các vấn đề, vụ việc liên quan hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần định hướng cho hoạt động tín dụng trên địa bàn tăng

3.3.2.3Ngân hàng Nhà nước thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp thanh tra giám sát ngân hàng

thanh tra giám sát ngân hàng

NHNN xần xem xét việc kiến nghị sửa đổi khung pháp lý để tạo hành lang pháp lý đầy đủ và phù hợp cho hoạt động thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro.

Xây dựng khuôn khổ quy trình và phương pháp thanh tra giám sát dụa trên cơ sở rủi ro và hợp nhất kết hợp thanh tra giám sát tuân thủ phù hợp thông lệ quốctế và các nguyên tắc của Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel nhằm nâng cao năng lực cản báo sớm rủi ro hoạt động ngân hàng.

Xây dựng hệ thống giám sát từ xa có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD có vấn đề về các rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Đối với đơn vị thanh tra giám sát cấp chi nhánh NHNN hệ thống giám sát từ xa gồm:

- Hệ thống xếp hạng, đánh giá các TCTD theo tiêu chuẩn CAMELS.

- Hệ thống thông tin, báo cáo phục vụ giám sát an toàn vi mô.

- Hệ thống quy trình, công cụ, tiêu chuẩn va các kỹ năng phân tích tài chính và hoạt động, giám sát và cảnh báo các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Chuyển việc giám sát các chi nhánh TCTD là NHTM do thanh tra gíam sát chi nhánh NHNN thực hiện về bộ phận Thanh tra giám sát tại NHNN Trung ương tạo được sự thống nhất về đầu mối, đánh giá toàn diện, đồng thời Thanh tra giám sát lấy thông thông tin hoạt động của các chi nhánh NHTM trên địa bàn và Thanh tra giám sát NHNN để theo dõi.

Xây dựng hệ thống phương pháp thanh tra dựa trên cơ sở rủi ro, tập trung vào xem xét, đánh giá các rủi ro cua ro của TCTD, chất lượng và hiệu quả hệ thống quản trị rủi ro của TCTD và khả năng chống đỡ rủi ro của TCTD cụ thể:

- Đánh giá hệ thống quản trị rủi ro của TCTD trên cơ sở các khía cạnh quản trị rủi ro, nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro, giám sát rủi ro, kiểm soát rủi ro thông qua việc xem xét một số yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng và hiệu quả quản trị rủi ro của TCTD.

- Vai trò giám sát của hội đồng quản trị: phế duyệt chiến lược kinh doanh, chính sách quản trị rủi ro, cấu trúc và giám sát vận hành của các bộ phận tham gia quản trị rủi ro như Ban kiểm soát, Hội đồng tín dụng..

- Vai trò của ban điều hành: xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách quy trình, thủ tục, hạn mức liên quan đến quản trị rủi ro..

- Hệ thống đo lường, giám sát rủi ro và hệ thống thông tin quản lý.

- Hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ.

Xây dựng quy trình thanh tra giám sát dựa trên cơ sở rủi ro theo hướng 6 bước: Tìm hiểu TCTD; lập kế hoạch thanh tra; tiến hành thanh tra; lập báo cáo thanh tra; Xử lý; gíam sát liên tục

Để tìm hiểu TCTD, thanh tra giám sát cần kết hợp các nguồn thông tin khác nhau để phân tích, đánh giá, xác định mức độ ưu tiên, khu vực trọng yếu cần phải thanh tra tại chỗ và có biện pháp giám sát tích cực. Trên cơ sở giám sát thường xuyên, liên tục rủi ro trong hoạt động ngân hàng phân bổ hợp lý các nguồn lực giám sát cho khu vực tập trung rủi ro.

Xây dựng sổ tay thanh tra giám sát ngân hàng là cẩm nang để thanh tra viên tiến hành thanh tra giám sát rủi ro theo những nguyên tắc, quy trình, thủ tục thống nhất. Sổ tay sẽ phản ánh quy trình thanh tra các rủi ro trọng yếu trong hoạt động tín dụng.

Để chuyển dần sang phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro, NHNN cần hướng dẫn TCTD ban hành xây dựng khung quản lý rủi ro hoạt động và khuyến khích các TCTD tự nghiên cứu và đề xuất các chính sách quản lý rủi ro hiệu quả. NHNN cần ban hành hướng dẫn cụ thể về rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất và rủi ro hoạt động cho các TCTD căn cứ xây dựng thực hiện.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát hoạt động tíndụng ngân hàng tại Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 64 - 65)