Những thuận lợi trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh về xuất khẩu hạt điều của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều” (Trang 55 - 57)

III. Đánh giá chung qua nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều

1. Những thuận lợi trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh về xuất khẩu hạt điều của Việt Nam

khẩu hạt điều của Việt Nam

- Về phát triển nguồn nguyên liệu, cây điều có lợi thế rõ rệt nhất là trồng được trên đất bạc mầu, đất trống đồi trọc, điều vừa là cây nông nghiệp vừa là cây lâm nghiệp, mức đầu tư thấp từ 2 - 3 triệu đồng/ha nên rất phù hợp với vùng nông dân nghèo. Với năng suất điều thô trung bình ở mức thấp 500 kg/ha đã có thu nhập là 3,5 triệu đồng/ha và tỷ lệ lãi đạt 52 → 54%. Ở Việt Nam có hàng triệu hecta đất trống, đồi núi trọc lại nằm ở khu vực có điều kiện môi trường sinh thái phù hợp cho cây điều phát triển, có tới trên 500.000 hecta, trong khi đó diện tích điều ở Việt Nam mới chỉ có 300.000 hecta. Đây là một tiềm năng lớn cần được khai thác. [15], [3]

- Năng suất điều của Việt Nam hiện nay còn thấp, trung bình 700-800 kg/ha là do giống bị thoái hóa và ít đầu tư thâm canh. Trước tình hình đó, nước ta đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại đầu tư thâm canh đạt năng suất cao từ 1,5 - 2 tấn/ha. Lợi thế tiềm ẩn này nếu được nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất, khả năng đạt được năng suất cao là hiện thực.

- Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì giá thành sản xuất bảo quản hạt điều thô (năm 1998) là 8 -9 triệu đồng/tấn. Trong đó chi phí cho phân bón, thuốc trừ sâu bệnh thường phải nhập khẩu bằng ngoại tệ chiếm khoảng 25 - 30%, nên giá trị ngoại tệ thuần thu được qua xuất khẩu là khá cao (70 - 75%). Công lao động trong khâu trồng trọt chiếm tới 40% chi phí sản xuất còn chi phí nhân công trong chế biến chiếm 60% tổng giá thành chế biến. Do vậy cây điều rất phù hợp cho nhu cầu tăng thêm việc làm ở nông thôn và nó được coi là cây xoá đói giảm nghèo tăng thu nhập và đời sống nông dân vùng trồng điều, do đó sẽ khuyến khích người dân trồng điều, cung cấp đủ nguyên liệu cho chế biến. [3]

- Khả năng chế biến nhân hạt điều còn rất lớn. Hiện nay Việt Nam có khoảng 80 nhà máy chế biến với tổng công suất 300.000 tấn/năm (chưa kể các cơ sở sản xuất nhỏ ở hộ gia đình), nhưng thực tế mới chỉ đạt cao nhất 2/3 công suất sử dụng do không đủ nguyên liệu,. Công nghệ chế biến hạt điều thô đã làm tăng giá trị lên 5 - 6 lần so với giá bán hạt điều thô tại các nông trại. Chi phí chế biến có nguồn gốc ngoại tệ thấp, công suất của các nhà máy chế biến còn lớn là một điều kiện tốt để mở rộng sản xuất, cung cấp đủ nhân điều ra thị trường thế giới.

- Sản phẩm từ điều hiện nay ở Việt Nam còn rất nghèo nàn, chủ yếu chỉ tập trung ở chế biến nhân điều, bỏ qua các sản phẩm khác như dầu vỏ hạt điều, quả điều... Do vậy nếu chú ý, tận dụng để chế biến các sản phẩm này làm đa dạng hoá sản phẩm điều của Việt Nam sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu.

- Uy tín và vai trò của Việt Nam trên thị trường hạt điều thế giới không ngừng nâng cao. Tuy còn yếu cả về kinh nghiệm và bề dày trong việc tham gia vào thị trường xuất khẩu hạt điều nhưng Việt Nam có tốc độ phát triển rất nhanh thể hiện sự trưởng thành, biểu hiện ở sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Với vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu, thứ ba thế giới về sản

lượng và chiếm 1/6 thị phần điều thế giới, Việt Nam có ảnh hưởng đáng kể trên thị trường thế giới về mặt hàng này. Vị thế Việt Nam càng được củng cố trong hoạt động kinh tế đối ngoại, tạo áp lực cạnh tranh trên thị trường thế giới .

- Thị trường tiềm năng về hạt điều của Việt Nam còn rất rộng lớn. Chỉ riêng thị trường EU, chúng ta chủ yếu mới xuất khẩu sang các nước Anh, Hà lan, Đức...còn các nước khác thì vẫn bỏ ngỏ mặc dù nhu cầu về hạt điều ở các nước này khá cao.

- Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi cho buôn bán làm ăn với thị trường quốc tế. Việt Nam nằm ở vòng cung Châu Á- Thái Bình Dương. đây là một nơi đang diễn ra những dòng giao lưu kinh tế sôi động nhất và đầy hứa hẹn cho những bước phát triển trong tương lai, như một vùng xung động động lực cho quá trình tạo thế và tạo đà phát triển. Việt Nam nằm trên các tuyến giao thông quốc tế quan trọng và có hệ thống cảng biển là cửa ngõ không chỉ cho nền kinh tế Việt Nam mà còn cho nhiều quốc gia khác. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi so với các nước nằm sâu trong khu vực lục địa, hoặc nằm ở những nơi ít diễn ra các hoạt động thương mại quốc tế. Lợi thế so sánh về mặt địa lý của nước ta đang tạo ra môi trường kinh tế năng động và linh hoạt, giảm được chi phí vận chuyển và khả năng mở rộng các hoạt động dịch vụ cần khai thác, phát huy trong phát triển kinh tế. Nếu không biết tận dụng và phát huy là chúng ta tự đánh mất cơ hội trong phát triển.

Những thuận lợi trên đã góp phần đưa Ngành điều Việt Nam phát triển ngày một nhanh. Tuy nhiên trong quá trình phát triển thì Ngành điều Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn điển hình sau:

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều” (Trang 55 - 57)