Khó khăn và những bất lợi ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều” (Trang 57 - 61)

III. Đánh giá chung qua nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều

2. Khó khăn và những bất lợi ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều trong thời gian tớ

- Giống tốt là yếu tố quan trọng số một trong sản xuất điều hiện nay, nó quyết định năng suất và chất lượng hạt điều. Trên thực tế, điều nước ta trồng chủ yếu bằng hạt, giống chưa được chọn lọc kỹ mà thường tự sản xuất hoặc dùng giống xô tạp nên năng suất thấp, bị sâu bệnh nhiều, phân ly mạnh và nhanh thoái hóa. Mặt khác nông dân không chú ý tới các khâu quy trình canh tác, không đầu tư thâm canh. Mặc dù hiện nay, đã có sự quan tâm của Nhà nước và những bất cập trên đang dần được khắc phục nhưng chắc chắn phải mất một thời gian dài để có thể có được những biến chuyển rõ rệt theo hướng tiến bộ.

- Hệ thống nhà máy chế biến hạt điều phát triển nhanh, nhưng chưa gắn với vùng nguyên liệu, chưa hợp lý. Ngành công nghiệp chế biến hạt điều là ngành sử dụng nhiều lao động tay chân, rất phù hợp với những nơi lao động nhiều, lại rẻ nhưng thực tế đa số các nhà máy chế biến ở Việt Nam lại nằm trong các thành phố, gây nên hiện tượng thiếu lao động, do đó phải chở điều tới nơi có nhiều lao động để bóc vỏ, lựa chọn hạt sau đó mới chở về đã đẩy chi phí sản xuất lên cao.

- Hệ thống thu mua qua trung gian, nhiều tầng hiện nay cũng là một bất lợi lớn ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu của Ngành điều Việt Nam. Hình thức thu mua này khiến cho cả nông dân và người sản xuất bị thua thiệt. Khi điều được mùa, tầng lớp này sẽ ép giá khiến người nông dân bị thua thiệt nhiều, không khuyến khích họ trồng điều. Mặt khác, khi điều không được mùa, tầng lớp thương nhân trung gian nâng giá lên cao (người nông dân trồng điều vẫn không được lợi), khiến các doanh nghiệp chế biến phải chịu chi phí đầu vào cao, nâng giá thành sản xuất, đẩy giá bán lên cao, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Vốn đầu tư cho ngành điều thiếu, chưa có chương trình đầu tư phát triển cây điều riêng của nhà nước. Nông dân thiếu vốn đầu tư cho trồng điều, nhất là ở vùng đất xấu, bạc màu. Đầu tư ban đầu để trồng 1 ha điều cần từ 7,5

– 8 triệu nhưng thực tế nhiều nơi chỉ có 2 –3 triệu/ha, mức chi phí cho chăm sóc điều hàng năm quá thấp, có nơi chỉ có 50.000đ/ha. Nói chung, người trồng điều chưa được Nhà nước quan tâm hỗ trợ vốn. Vốn đầu tư cho nghiên cứu tuyển chọn giống điều, nghiên cứu công nghệ chế biến đa dạng hoá sản phẩm của điều còn thiếu. Vốn của các doanh nghiệp hỗ trợ nông dân trồng điều thu mua dự trữ nguyên liệu, ổn định giá nhất là những năm gặp hạn hán, thiên tai mất mùa lớn còn hạn hẹp. Đặc biệt đối với các nhà máy chế biến, do thiếu vốn nên nhiều lúc không thể thu mua điều thô với luợng lớn khi giá bán thấp mà phải để đến cuối vụ khi giá điều thô lên cao mới có vốn để thu mua làm tăng giá thành sản xuất. [20],[26]

- Nhà nước chưa có chính sách bảo hiểm, trợ giá cho người sản xuất, người xuất khẩu điều nên người sản xuất và kinh doanh chưa thực sự yên tâm. Khi giá điều giảm, nếu không có trợ giá, nông dân chặt điều trồng cây khác. Khi giá điều trên thị trường thế giới tăng lên, trồng mới không kịp do đó không chớp được thời cơ, thiệt hại cho Ngành điều và nền kinh tế. Tương tự như vậy, nhà xuất khẩu nếu lỗ mà không có trợ giá sẽ không mua điều để xuất khẩu, thiệt hại cho người sản xuất, làm mất uy tín Ngành điều Việt Nam trên thị trường quốc tế.

- Chưa có cơ quan chuyên ngành chuyên nghiên cứu về điều, về giống, phương pháp canh tác trồng trọt, chế biến các sản phẩm từ cây điều.

- Thị trường điều chưa được chú ý khai thác do vậy việc phát triển xuất khẩu điều sang các thị trường mới có dung lượng lớn còn gặp nhiều khó khăn. Trong giai đoạn tới, triển vọng về mở rộng thị trường các nước và các khu vực khác (châu Âu, châu Mỹ, Nhật,...) vẫn gặp nhiều khó khăn trước yêu cầu đổi mới và cải tiến liên tục về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, chất lượng, mẫu mã và kể cả các quy định, thông lệ thương mại quốc tế. Thị trường hiện tại là Trung Quốc mặc dù có thuận lợi về mặt địa lý là thị trường kề bên với

Việt Nam nhưng lại gặp khó khăn trong thanh toán nên cũng không phải là thị trường ổn định.

- Ngoài các khó khăn, bất lợi trên còn có một bất lợi rất lớn, đó là hiện nay các nước có điều kiện thuận lợi trồng điều như một số nước Châu Phi đã bắt đầu nhận ra lợi ích lớn của việc chế biến điều xuất khẩu thay vì chỉ xuất khẩu hạt thô như trước kia. Đây sẽ là đối cạnh tranh mới, đáng ngại của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều trong tương lai. Riêng hai đối thủ cạnh tranh lớn hiện nay của Việt Nam là Ấn Độ và Braxin thì đã và đang xây dựng những chiến lược phát triển điều, nâng cao khả năng cạnh tranh về xuất khẩu điều rất cụ thể. Đây là một thách thức rất lớn với Ngành điều Việt Nam. Nếu không có biện pháp chiến lược cụ thể, hiệu quả, vị thế của Ngành Điều Việt Nam trên thị trưòng thế giới sẽ bị ảnh hưởng

Nhìn chung, những bất lợi phân tích trên đây phần lớn do nguyên nhân chủ quan gây ra nên có thể khắc phục trong tương lai gần nếu Việt Nam có quyết tâm và có các giải pháp kịp thời, đúng đắn. Do đó những bất lợi này có thể lại trở thành các lợi thế tiềm ẩn của Ngành điều

Trên cơ sở phân tích những lợi thế (thuận lợi và khó khăn) vừa mang tính định tính và định lượng, có thể đánh giá tổng quát: Ngành điều Việt Nam là ngành có khả năng phát triển, sức cạnh tranh cao, góp phần cải thiện môi trường, nâng cao thu nhập cho người dân.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG

CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều” (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)