Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều” (Trang 83 - 88)

III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về xuất khẩu hạt điều của Việt Nam

2. Đối với doanh nghiệp

- Ngay từ khi ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người trồng điều, các doanh nghiệp chế biến cần quy định rõ về chất lượng hạt thô. Nên lấy tiêu chuẩn sau để quy định giá: trọng lượng hạt phải đạt 6,4 kg/hạt hoặc không quá 156 hạt trong 1 kg điều thô với tỷ lệ nhân bên trong chiếm hơn 25% trọng lượng hạt thô. Khi lô hạt điều thô vượt cả hai tiêu chuẩn trên hoặc chỉ vượt một tiêu chuẩn thì quy định mức giá thu mua cao còn ngược lại nếu không đạt thì sẽ giảm giá so với giá của hợp đồng hoặc của thị trường.

- Đối với các cán bộ thực hiện kiểm tra chất lượng nguyên liệu điều thô, cần phải đào tạo bài bản, có quy định cách thức kiểm tra rõ ràng, chứ không chỉ bằng cảm quan như hiện nay.

- Về các sản phẩm điều xuất khẩu của doanh nghiệp, cần quy định thương hiệu một cách rõ ràng, cụ thể nhằm tạo uy tín đông thời tránh tình trạng tranh chấp về thương hiệu sau này, hiện tượng đã xảy ra đối với một số nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Ấn Độ hiện nay nổi tiếng với hai thương hiệu điều đó là “Kinh of Cashew” và “Jumbo”, một điều mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa làm được.

Có thể nói, thương hiệu là hình thức thể hiện bên ngoài, tạo ra ấn tượng, thể hiện cái bên trong (cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp). Thương hiệu tạo ra nhận thức và niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm mà doanh nghiệp cung ứng. Xây dựng thương hiệu là vấn đề đòi hỏi thời gian, khả năng tài chính và ý chí không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Để xây dựng một thương hiệu có khả năng đứng vững trên thị truờng quốc tế, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hạt điều cần chú ý những vấn đề sau:

+ Cần có nhận thức đúng và đầy đủ về thương hiệu trong toàn thể doanh nghiệp để có thể đề ra và thực thi một chiến lược thương hiệu trên các mặt: xây dựng, bảo vệ, quảng bá và phát triển thương hiệu. Chiến lược xây dựng thương hiệu phải nằm trong một chiến lược marketing tổng thể, xuất phát từ nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, kết hợp với chiến lược phát triển sản phẩm, quảng bá, chính sách giá cả nhằm tạo cho doanh nghiệp và các sản phẩm điều của họ có một hình ảnh riêng trong tâm trí nà nhận thức của khách hàng trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh.

+ Cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hạt điều trong và ngoài nước. Là tài sản của doanh nghiệp, thương hiệu cần được quản lý một cách chặt chẽ, đảm bảo uy tín và hình ảnh của thương hiệu không ngừng được nâng cao. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đi vào chiều sâu, tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Đồng thời doanh nghiệp cần xây dựng và gìn giữ mối quan hệ mật thiết với khách hàng, tạo sự gắn bó về mặt tình cảm giữa người tiêu dùng và thương hiệu.

- Về bao bì của hạt điều xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng nên chú ý hơn. Hiện nay, nhân điều của Việt Nam được đóng trong thùng thiếc theo tiêu chuẩn quốc tế , nhưng đây lại là loại bao bì truyền thống từ những năm 1950 – 1960. Nó được tiêu chuẩn kích cỡ và trọng lượng theo tiêu chuẩn Anh – Mỹ. Bao bì này có ưu điểm là cách ly hàng với môi trường bên ngoài, giữ và bảo quản tốt nhân nhưng nhược điểm là hình dáng bên ngoài không đẹp, khi vận chuyển chiếm diện tích lớn và gây sóc, làm vỡ nhân, ảnh hướng đến chất lượng nhân điều trước khi đến tay người tiêu dùng. Các doanh nghiệp nên chuyển sang sử dụng loại bao bì mới mà hiện nay đang đuợc thị trường điều thế giới sử dụng nhiều. Đó là bao bì bằng túi giấy nhôm có nhiều ưu điểm hơn loại bao bì thùng thiếc, hình thức đẹp hơn, bảo quản lâu hơn, ít chiếm diện tích, quá trình vận chuyển không làm vỡ thêm hạt vì với bao bì giấy

nhôm, nhân điều được đóng vào túi hút chân không nên bảo quản tốt hơn, còn thuận tiện hơn trong việc in ấn nhãn hiệu của nhân điều.

- Về nhãn hiệu nhân điều, các doanh nghiệp có thể in nhãn hiệu gồm các nội dung sau:

+ Tên doanh nghiệp, ví dụ VINAFIMEX vì hiện nay, một số doanh nghiệp chế biến điều Việt Nam cũng có tên tuổi trên thị trường điều thế giới.

+ Tên nhãn hiệu nhân điều

+ Tên, ký hiệu phẩm cấp hạt điều ,ví dụ W320. Với sản phẩm nhân điều đã xác định phẩm cấp chất lượng cao, nên ghi thêm “Super quality” cho thêm phần hấp dẫn.

+ Địa chỉ doanh nghiệp, địa chỉ mạng nếu có

+ Ghi xuất xứ “made in Vietnam”. Điểm này khá quan trọng vì hạt điều Việt Nam hiện đang được đánh giá khá cao trên thị trường thế giới. - Về “hợp lực 4 nhà”, các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với các bên còn lại, đặc biệt là với nhà nông, những người trồng điều. Các doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho người trồng điều trong quá trình trồng trọt như có thể ứng trước vốn cho họ nếu cần hay cung cấp đầy đủ thông tin về lthị trường, tạo tâm lý yên tâm cho người trồng điều.

KT LUN

Trên cơ sở phân tích các vấn đề chung về tình hình sản xuất và xuất khẩu hạt điều của Việt Nam thời gian vừa qua cũng như triển vọng thị trường hạt điều thế giới những năm sắp tới, đề tài đã đặt ra những luận cứ để nhìn nhận một cách khoa học và nghiêm túc những cơ hội tiềm năng cũng như thách thức cần tháo gỡ trong quá trình phát triển tiến tới hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Dựa trên các nguồn thông tin, số liệu khác nhau đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều” đã tiến hành phân tích, luận giải các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu nhằm đưa ra các kết luận, nhận định cần thiết góp phần vào nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu của hạt điều Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2010.

Việt Nam tuy có lợi thế tiềm năng đối với sản xuất và chế biến hạt điều xuất khẩu có giá trị cao, xong để khai thác có hiệu quả đòi hỏi phải áp dụng đồng bộ các giải pháp kinh tế - tổ chức- kỹ thuật, đặc biệt trong sự cạnh tranh gay gắt của quá trình hội nhập. Đề tài đã tổng hợp một cách có hệ thống và cập nhật các thông tin phân tích thị trường, kim ngạch và số lượng hạt điều xuất khẩu,... Từ đó nêu lên các biện pháp chủ yếu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu. Vấn đề khoá luận đưa ra không phải là mới nhưng mong muốn góp phần tăng thêm những nhận định để chúng ta có thể đạt được một kết quả tốt hơn trong xuất khẩu hạt điều. Hy vọng rằng, Việt Nam với lợi thế của mình và định hướng phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng trong những năm tới sẽ thúc đẩy các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam nói chung và hạt điều nói rieng không những phong phú về chủng loại, chất lượng tốt, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng mà còn tạo nên “sức lan toả” mạnh mẽ của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.

Trong quá trình nghiên cứu, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của cô giáo THS. Nguyễn Xuân Nữ. Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sự giúp đỡ quí báu đó.

Hà nội, ngày 26 tháng 11 năm 2003

Sinh viên Vũ Thu Huyn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều” (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)