1.Lợi thế cạnh tranh của hàng hóa:
Lợi thế cạnh tranh trước hết là sự biểu hiện tính trội của mặt hàng đó về chất lượng và cơ chế vận hành của nó trên thị trường, tạo nên sức hấp dẫn và thuận tiện cho khách hàng trong quá trình sử dụng.
Nét đặc trưng của lợi thế cạnh tranh được thể hiện ở các mặt như: chất lượng sản phẩm, giá cả, khối lượng và thời gian giao hàng, tính chất và sự khác biệt của sản phẩm so với sản phẩm khác nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Vì vậy, lợi thế cạnh tranh là nội dung mang tính giải pháp về chiến lược và sách lược trong quá trình sản xuất, trao đổi mà suy cho cùng là “Chinh phục cả thế giới khách hàng bằng uy tín, giá cả và chất lượng”. Lợi thế cạnh tranh chính là năng lực riêng biệt của doanh nghiệp được khách hàng ghi nhận và đánh giá cao. Chính năng lực riêng biệt này doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh trên thị trường bằng chính khả năng cạnh tranh hàng hóa của họ.
Khả năng cạnh tranh của hàng hóa là khả năng chiếm lĩnh thị trường, giữ vững và phát triển thị trường của hàng hóa đó. Một hàng hóa có khả năng cạnh tranh là hàng hoá đó phải thoả mãn và tạo niềm tin cho khách hàng hiện tại, thuyết phục khách hàng trong tương lai ở trong và ngoài nước.
Như vậy, để một ngành, một sản phẩm tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh quốc tế thì giá cả sản phẩm (đã điều chỉnh theo chất lượng) phải tương đương hoặc thấp hơn giá cả của các sản phẩm cạnh tranh.
PjE < P*j
Trong đó: Pj: Giá cả của sản phẩm j tính theo đồng nội tệ E: Tỷ giá hối đoái
Như vậy, khi đánh giá lợi thế cạnh tranh của mặt hàng điều xuất khẩu người ta sẽ đánh giá đến lợi thế như chất lượng điều xuất khẩu, giá và lượng xuất khẩu điều.
2.Hệ số chi phí nguồn lực trong nước (Domestic Resource cost)
Đây là hệ số phản ánh chi phí thực sự mà xã hội phải trả để sản xuất ra một hàng hóa đó. Hệ số chi phí nguồn lực trong nước (DRC) chỉ thay đổi theo lợi thế so sánh của quốc gia chứ không thay đổi bởi tác động nhất thời. Do vậy nó mang tính ổn định tương đối và thường được sử dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh của từng ngành hàng.
Đối với Ngành điều, hệ số chi phí nguồn lực trong nước được xác định bởi:
DRC = DC/IVA
Trong đó: DC: Chi phí trong nước cho các yếu tố sản xuất theo chi phí cơ hội để sản xuất ra hạt điều.
IVA: Giá trị gia tăng của hạt điều được sản xuất ra theo giá thế giới.
Như vậy hệ số chi phí nguồn lực trong nước của Ngành điều là tỷ lệ giữa chi phí của các nhân tố sản xuất tính cùng của sản phẩm, cụ thể là hạt điều được chế biến, theo giá quốc tế.
Nếu DRC < 1 cần lượng tài nguyên trong nước < 1 để tạo ra một đồng giá trị gia tăng theo giá quốc tế. Ngành điều của nước này đó có lợi thế để phát triển.
Nếu DRC > 1 cần lượng tài nguyên trong nước > 1 để tạo ra một đồng giá trị gia tăng theo giá quốc tế. Khi đó ngành điều của nước này không có lợi thế để phát triển.