II. Phân tích khả năng cạnh tranh về xuất khẩu hạt điều của Viêt Nam
Bảng 14: Năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam
Chỉ tiêu ĐVT 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Kim ngạch XK Triệu USD 596.0 437.0 498.0 594.0 585.0 479.0 387.0 344.0 Lượng XK Tritấn ệu 248.0 284.0 392.0 382.0 482.0 670.0 911.0 720.0 Thị phần (theo giá trị XK) % 5.3 15.1 4.5 5.1 7.9 8.9 6.8 6.0 Thị phần (theo lượng XK) % 6.3 6.1 9.1 7.9 9.5 13.3 12.0 13.0 Chi phí nguồn lực nội địa DRC % 0.250 0.437 0.472 0.329 0.453 0.964 0.873 0.769 Biến động bình quân năm của Ci % 24.8 -35.0 27.6 -32.7 -24.1 -14.9 -14.0 1.2 Do tỷ giá hối đoái % -10.9 -4.7 8.6 1.7 -2.6 -2.8 -3.2 -2.5
Do giá cả quốc tế % 35.3 -34.7 -9.8 28.2 -19.5 -44.5 -40.0 -32.0 Do chính sách
thương mại ngành % 0.4 4.3 28.8 -62.7 -2.1 32.4 29.2 35.7
Nguồn: Xuất khẩu nông sản thế giới hàng năm của FAO; Bộ NN & PTNT;
Qua phân tích hai bảng trên ta thấy, chỉ tiêu chi phí nguồn lực nội địa DRC của gạo giai đoạn 1995 – 2002 dao động từ 0,38 đến 0,65, với mức trung bình 0,526 còn cà phê thì dao động từ 0,25 đến 0,97, với mức trung bình là 0,568. Trong khi đó, theo như phân tích bảng 10: năng lực cạnh tranh của hạt điều ở phần 2.1 ta có chỉ tiêu chi phí nguồn lực trong nước của hạt điều giai đoạn 1995 - 2002 dao động từ 0,2 đến 0,37, với mức trung bình là 0,296, thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu này của hai mặt hàng lúa gạo và cà phê. Rõ ràng, về sử dụng nguồn lực trong nước, mặt hàng hạt điều có khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu lớn hơn rất nhiều so với lúa gạo và cà phê (gần gấp hai lần). Trong khi đối với hai mặt hàng này phải sử dụng hơn 0,5 đồng giá trị nguồn lực trong nước mới tạo ra được 1 đồng giá trị gia tăng khi xuất khẩu thì đối với hạt điều chỉ cần sử dụng gần 0,3 đồng giá trị nguồn lực nội địa đã tạo ra được 1 đồng giá trị gia tăng khi xuất khẩu.
Về chỉ số năng lực cạnh tranh Ci, trong giai đoạn 1995 – 1999, hai mặt hàng lúa gạo và cà phê thường giảm hơn 10% còn hạt điều thì lại tăng trung bình 15,89%. Nguyên nhân chủ yếu của việc giảm chỉ số năng lực cạnh tranh của hai mặt hàng lúa gạo và cà phê là do giá cả thế giới giảm. Điều này cho thấy hai mặt hàng lúa gạo và cà phê phụ thuộc rất nhiều vào thị trường thế giới và các đối thủ cạnh tranh mạnh, đây là điều không xảy ra đối với mặt hàng điều xuất khẩu vì đối với mặt hàng này, giá cả quốc tế và giá xuất khẩu của Việt Nam đều có ảnh hưởng lẫn nhau, không có hiện tượng giá cả trên thị trường điều thế giới chi phối hoàn toàn giá xuất khẩu của Việt Nam, làm giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều.
Như vậy qua so sánh khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều với xuất khẩu hai mặt hàng lúa gạo và cà phê ta thấy, mặc dù về kim ngạch xuất khẩu hai mặt hàng này lớn hơn rất nhiều so với hạt điều xuất khẩu nhưng về năng lực cạnh tranh thì mặt hàng điều lại lớn hơn nhiều. Điều này một phần là do thị phần của hạt điều Việt Nam trên thị trường thế giới lớn hơn thị phần của lúa gạo và cà phê nên những biến động của thị trường thế giới của từng mặt hàng ảnh hưởng đến mặt hàng lúa gạo và cà phê của Việt Nam nhiều hơn là đối với mặt hàng điều.