Đầu tư vốn để phục vụ cho sản xuất, chế biến, đổi mới công nghệ chế

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều” (Trang 68 - 72)

II. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều Việt Nam thời kỳ 2003

1. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng vàn ăng lực cạnh tranh của hạt điều xuât khẩu Việt Nam

2.3. Đầu tư vốn để phục vụ cho sản xuất, chế biến, đổi mới công nghệ chế

Để khắc phục khó khăn và phát huy được các tiềm năng và thế mạnh vốn có của mình, thì việc huy động vốn đầu tư cho nông sản nói chung và mặt hàng điều xuất khẩu nói riêng có ý nghĩa hàng đầu. Vì vậy, cần có một lượng vốn thích đáng, đầu tư vào các lĩnh vực sau:

- Xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn như thủy lợi, đường xá, điện nước ở các vùng trồng điều nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển sản xuất, đặc biệt là công nghiệp chế biến và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Xây dựng các vùng chuyên canh, sản xuất điều trên quy mô lớn nhằm tạo ra năng suất lao động cao với chất lượng sản phẩm tốt đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

- Nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có, trong đó những nhà máy quá lạc hậu thì rà xét lại để có hướng xử lý trên cơ sở lấy hiệu quả làm mục tiêu. Đồng thời, xây dựng một số nhà máy mới tại vùng trồng điều để đảm bảo tạo ra các sản phẩm điều đa dạng về mẫu mã chủng loại có sức xuất khẩu cao.

- Trên cơ sở nắm bắt yêu cầu của thị trường, xây dựng chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ, đáp ứng yêu cầu của thị trường, chủ yếu ở các thị trường mới, yêu cầu chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp cũng như vệ sinh thực phẩm cao.

- Xây dựng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, các cán bộ làm công tác nghiên cứu, sản xuất ra các giống điều có năng suất, chất lượng tốt, các nhà nghiên cứu, chế tạo công nghệ chế biến điều nhằm tận dụng các sản phẩm từ điều, đa dạng hoá sản phẩm điều và cán bộ quản lý có trình độ để góp phần tạo thế vững chắc cho ngành điều Việt Nam trên thị trường thế giới. Việc đầu tư vốn vào các lĩnh vực trên vừa mang tính cấp bách vừa mang tính chất lâu dài, đòi hỏi phải có một lượng vốn khá lớn và có sự tham gia từ nhiều nguồn khác nhau.

+ Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước: Đây là nguồn vốn quan trọng hàng đầu trong cơ cấu đầu tư đổi mới công nghiệp chế biến nông sản nói chung và công nghiệp chế biến hạt điều nói riêng. Điều này không chỉ thể hiện ở quy mô đầu tư mà còn biểu hiện ở nguồn vốn chủ đạo trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, lĩnh vực nào mà các thành phần kinh tế khác không thể mà cũng không muốn đầu tư. Cần nhận thức rằng, vốn ngân sách như là “vốn mồi”, tạo ra “cú hích” thu hút ngày càng nhiều vốn khác đầu tư phát triển nông sản xuất khẩu nói chung, hạt điều xuất khẩu nói riêng.

Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, tỷ trọng nguồn vốn này dành cho đầu tư công nghệ chế biến còn rất hạn chế. Vì vậy, có thể tăng nguồn thu ngân sách thông qua việc đề nghị hỗ trợ đối với những dự án phát triển điều có mục tiêu, phát sinh ngoài dự kiến ngân sách nhưng rất cần cho quá trình phát triển công nghiệp chế biến hạt điều xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

+ Vốn đầu tư từ nguồn vốn tự có của nhân dân: Cùng với việc giao đất đai nông nghiệp, đất rừng cho nông dân sử dụng trong thời gian dài đã kích thích làm tăng nguồn vốn đầu tư từ nguồn tự có của nhân dân thông qua việc mua sắm thiết bị, vật tư nông nghiệp như phân bón, giống cây, máy nông nghiệp... để tự chủ động mở rộng diện tích trồng điều. Sự tự đầu tư của nông dân được biểu hiện rõ nhất trong một loại hình nông nghiệp mới, đó là mô hình kinh tế trang trại với số vốn đầu tư khoảng 90% vốn của chính những người nông dân. Cần đánh thức, huy động tối đa nguồn vốn này, gỡ bỏ những trở ngại về pháp luật, tâm lý cho nhân dân, tạo mọi điều kiện về môi trường luật pháp cũng như môi trường đầu tư, chính sách thuế... để họ yên tâm bỏ vốn đầu tư mở rộng diện tích trồng điều, phát triển công nghệ chế biến, khuyến khích những nông dân có vốn có cơ hội tự tổ chức hoặc hợp tác với nhau huy động vốn đầu tư thông qua việc hình thành các cơ sở chế biến nhỏ tại hộ gia đình trong khu vực trồng điều.

+ Đầu tư từ vốn tín dụng: Đây là nguồn vốn chủ yếu nhằm phục vụ cho việc phát triển sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản nói chung, hạt điều nói riêng, đặc biệt là khi các doanh nghiệp chế biến cần vốn để thu mua nguyên liệu điều thô phục vụ cho chế biến xuất khẩu.Tuy nhiên thị trường vốn tín dụng dành cho ngành điều những năm vừa qua vẫn còn một số tồn tại như: nguồn vốn vẫn còn phân chia đều cho các hộ nông dân vay trung bình vài ba triệu, dẫn đến tình trạng hộ làm ăn kinh tế tốt thì không đủ vốn còn hộ làm ăn kinh tế kém thì không sử dụng hết vốn và không hiệu quả; nguồn vốn cho vay chủ yếu là vốn ngắn hạn do vậy chưa tạo điều kiện đầu tư theo chiều sâu - nhiều khi chưa thực hiện đã phải lo trả nợ. Cần phải khắc phục những khó khăn trên và có những biện pháp thích hợp để ưu tiên khuyến khích sản xuất và chế biến hạt điều xuất khẩu. Chẳng hạn như, lập ra bộ phận nghiên cứu thị trường để tiếp tục mở rộng mạng lưới ngân hàng liên xã, ngân hàng lưu động... đến tận cơ sở, vùng trồng, chế biến điều tập trung ; tích cực mở rộng các hoạt động dịch vụ của ngân hàng thương mại nhằm thu hút nguồn vốn tạm nhàn rỗi vào ngân hàng: mở rộng nguồn tín dụng đến tận hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã... mở rộng tín dụng cho nông dân vay khoảng 10 triệu đồng trở xuống thông qua Hội nông dân. Chỉ có như vậy nông dân mới dễ dàng tiếp cận gần hơn với ngân hàng và ngược lại, ngân hàng tiếp cận gần hơn với nông dân, nắm bắt được nhu cầu tín dụng của họ để đầu tư vốn an toàn.

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Trong các loại hình đầu tư vào hoạt động xuất khẩu nông sản, thì FDI có vai trò quan trọng đặc biệt. Vì FDI thường tập trung vào những ngành sản xuất và chế biến nông sản mũi nhọn, nâng cao được hàm lượng chế biến. Và thường đi kèm với chuyển giao công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, do vậy nó đảm bảo được tính đồng bộ và hiện đại của các cơ sở chế biến hàng nông sản. Tuy nhiên đối với Ngành

điều, tốc độ đầu tư chậm và còn quá khiêm tốn, hiệu quả hoạt động của các dự án còn đáng lo ngại. Việc phân bổ các dự án chưa hợp lý.

Vì vậy, để thu hút được vốn FDI, một mặt cần chủ động cải thiện môi trường đầu tư có kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng ở các vùng điều trọng điểm. Mặt khác, tổ chức các cơ sở chế biến theo hướng gắn kết các đơn vị cung cấp nguyên liệu sản xuất - chế biến và tiêu thụ. Từ đó, chỉ có các đối tác nước ngoài thấy rõ các lợi ích trực tiếp mà họ thu được khi quyết định đầu tư hoặc liên doanh với Việt Nam. Khi các dự án có sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài thì sẽ thu hút được vốn FDI để đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao khả năng cạnh tranh của hạt điều Việt Nam trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều” (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)