Nhóm giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều” (Trang 77 - 82)

II. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều Việt Nam thời kỳ 2003

3. Nhóm giải pháp về thị trường

3.1. To lp môi trường cho th trường tiêu th ht điu, cu trúc th

trường và môi trường pháp lý cho phương thc và cơ chế vn hành ca th

trường

Ở Việt Nam, đối với Ngành điều, do trình độ sản xuất, trồng trọt của các vùng còn có sự chênh lệch nhau khá lớn, cộng với cơ sở hạ tầng yếu kém, nên cấu trúc thị trường còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ về mặt pháp lý. Sự điều tiết vĩ mô của Chính phủ trong bối cảnh đó còn bộc lộ nhiều mặt tiêu cực làm cho thị trường và giá cả còn biến động khá lớn tạo nên những cơn “sốt nóng, sốt rét” về giá cả, sự khan hiếm và dư thừa nguyên liệu điều thô cục bộ và giả tạo. Mặt khác chưa khai thác và phát huy tốt thị trường trong nước (thị trường nội địa) nhất là thị trường nông thôn sức mua thấp

nhiều vùng còn hoang sơ, đơn giản, cạnh tranh hỗn loạn và còn nhiều yếu tố đầu cơ trục lợi, làm lợi cho tầng lớp thương nhân trung gian. Quán triệt quan điểm của nghị quyết Đại Hội Đảng lần thứ VIII là: “Xây dựng đồng bộ các loại thị trường, tạo môi trường cho sự vận động năng động của hàng hóa theo cơ chế thị trường có trật tự...”. Thực hiện chủ trương trên, vấn đề trước mắt cũng lâu dài phải thực hiện các nội dung sau:

Một là: Không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ hạt điều trong và ngoài nước, tăng cường giao lưu các sản phẩm điều trên tất cả các vùng đáp ứng nhu cầu sản xuất- tiêu dùng. Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng ở ngoài mạng lưới đại lý, phân phối hàng, kho ngoại quan, trung tâm trưng bày các sản phẩm chế biến từ điều, áp dụng các hình thức mua bán thanh toán linh hoạt.

Hai là: Đa dạng hóa các kênh và các cấp độ lưu thông, để hạt điều lưu

thông thông suốt một cách nhanh nhất, chi phí thấp nhất từ sản xuất đến các địa chỉ tiêu dùng (trong nước và xuất khẩu). Hoàn thiện thương mại trung gian, tạo ra các kênh tiêu thụ nguyên liệu điều thô lớn, (tập trung nhưng không độc quyền) góp phần giải quyết và điều chỉnh quan hệ “cung-cầu” về điều và hướng dẫn sản xuất (bao gồm: hỗ trợ vốn, khoa học công nghệ cho sản xuất và bao tiêu sản phẩm...)

Ba là: Trong cấu trúc thị trường đa dạng nói trên, coi trọng vai trò của

mô hình đặc thù: “chợ, tụ điểm thương mại” ở các vùng điều trọng điểm. Sự gắn kết các chợ nông thôn, các tụ điểm kinh tế, để từng bước hiện đại hóa thị trường thông qua hình thức phát triển các cụm kinh tế - văn hóa kỹ thuật - thương mại - dịch vụ cho các vùng điều trọng điểm và các cơ sở chế biến bảo quản. Qui hoạch hệ thống thương mại góp phần thúc đẩy nhân tố thương mại trong các vùng.

* Khuyến khích hình thành các kênh tiêu thụ dài, sâu và rộng với cấp độ lưu thông tiêu thụ hạt điều lớn đủ sức cạnh tranh. Tức là: thực hiện tổ

chức xây dựng mô hình gắn kinh doanh với sản xuất, cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu... sự gắn kết trở thành những ngành kinh tế kỹ thuật từ Trung ương tới người sản xuất bằng chất dính kết: kỹ thuật, vốn, công nghệ và thị trường. Nên tổ chức và qui hoạch lại hệ thống thương mại (bao gồm cả hệ thống thương mại trung gian), tránh các biểu hiện về “nhiễu kênh, nhiễu sóng” gây thiệt hại cho người trồng điều và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu hạt điều. Giảm đầu mối thương mại trung gian, các thương lái kinh doanh nguyên liệu điều thô theo kiểu “chụp giật đầu cơ trục lợi” làm rối loạn thị trường. Xác định và qui định các tổ chức thương mại trung gian, từ đó phải có sự hỗ trợ dưới nhiều hình thức như hỗ trợ vốn kỹ thuật công nghệ cho các hộ nông dân, định hướng và hướng dẫn nông dân sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường. Khuyến khích mở văn phòng đại diện và đại lý ở nước ngoài, gắn kết trách nhiệm lâu dài giữa sản xuất - chế biến và tiêu thụ, nâng cao vị thế của các Ngành điều Việt Nam trên thị trường quốc tế.

* Đối với vùng nguyên liệu trồng điều tập trung, khuyến khích các công ty chế biến, thương mại mở rộng đại lý thu gom nguyên liệu điều thô dưới hình thức hợp đồng với người trồng điều, tạo gắn kết thương mại chế biến và sản xuất nguyên liệu; hỗ trợ vốn công nghệ kỹ thuật cho hộ nông dân, định hướng sản xuất cho hộ nông dân, mở rộng đại lý tiêu thụ sản phẩm từng bước mở rộng và chiếm lĩnh thị trường góp phần ổn định điều hòa thị trường toàn quốc.

Bốn là: Mở rộng thị trường tiêu thụ hạt điều ngoài nước: xúc tiến thành

lập tổ chức khuyến khích thương mại thuộc chính phủ, có nhiệm vụ khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trao đổi thông tin, trao đổi khoa học và công nghệ. Tổ chức cung cấp dịch vụ thông tin về hệ thống thương mại thị trường của Việt Nam và các nước khác, cung cấp dịch vụ điều tra thông tin kinh doanh của các công ty nước ngoài và của Việt Nam cho các bên đối tác, dịch vụ thương mại thanh toán quốc tế và các

nước có quan hệ thương mại với Việt Nam, dịch vụ thông tin quốc tế tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Mặt khác các bộ có liên quan như: Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp PTNT (các Bộ chuyên ngành) cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hạt điều xúc tiến mở văn phòng đại diện ở nước ngoài theo đúng Nghị định 40/CP ngày 19/5/1994, nhằm củng cố và phát triển thị trường, bạn hàng, đồng thời hoàn thiện những qui định và định chế hỗ trợ xuất khẩu trong quá trình hội nhập với quốc tế. Đồng thời có cơ chế khuyến khích thưởng xuất khẩu và tìm kiếm mở rộng được thị trường xuất khẩu hạt điều, nhằm nâng cao tính năng động, sự tích cực trong việc tìm kiếm mở rộng được thị trường xuất khẩu điều...

3.2.Định hướng m rng th trường xut khu ht điu.

Qua nghiên cứu lợi thế, đặc điểm và triển vọng thị trường nước ngoài đối với hạt điều, cần mở rộng thị trường trọng điểm cho từng khối, từng khu vực (gây uy tín, tạo hình ảnh sản phẩm Việt Nam...) và lấy đó làm điểm tựa để mở rộng và lan tỏa vào các nước khác trong khu vực và trong các khối. Để làm được việc này cần thực hiện các biện pháp sau:

Một là: phát triển mạnh công tác thị trường ở cả tầm vĩ mô, khắc phục

đồng thời cả 2 biểu hiện “ỷ lại Nhà nước và phó thác cho doanh nghiệp” Đàm phán thương mại song phương, đa phương để tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp.

Hai là: tăng cường công tác thông tin và các dịch vụ về thị trường, từ

tình hình chung cho tới các cơ chế chính sách của Nhà nước, dự báo chiều hướng cung cầu về điều trên thế giới, các thông tin chiến lược chiến thuật và các biện pháp của các nước sản xuất điều chính... Để nâng cao hiệu ứng và tính linh hoạt có hiệu quả tới sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Do Việt Nam là nước có thị phần về hạt điều lớn trên thế giới, cần có giải pháp ứng phó kịp thời, bao gồm cả việc kìm chế tốc độ bán ra tham gia

vào các kế hoạch quốc tế điều tiết nguồn cung trong các điều kiện cụ thể.. nhằm tác động vào thị trường và giá có lợi.

Ba là: Đối với các thị trường xuất khẩu điều chính hiện nay của Việt

Nam như thị trường Mỹ, thị trường EU, Trung Đông... cần tiếp tục khai thác, mở rộng quy mô xuất khẩu nhằm chiếm lĩnh một thị phần lớn về hạt điều tại các thị trường này, tạo đà mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới.

Bốn là: khuyến khích xuất khẩu hạt điều sang thị trường SNG và Đông

Âu, một thị trường có dung lượng trao đổi lớn và yêu cầu về chất lượng sản phẩm không khắt khe như các thị trường các nước phát triển đồng thời vốn có mối quan hệ thương mại truyền thống với Việt Nam. Theo nhận định của Bộ thương mại, trong những năm tới thị trường này vẫn có nhu cầu lớn về hạt điều. Việc chủ động khai thác thị trường SNG và Đông Âu, một mặt vừa là sự chủ động của doanh nghiệp, mặt khác các cơ quan quản lý vĩ mô phải có trách nhiệm thực hiện các hoạt động khâu nối đàm phán.

Năm là: khai thác thị trường Trung Quốc, là thị trường có dân số đông,

có khả năng tiêu thụ lớn, trong những năm gần đây đã nhập nhiều hạt điều của Việt Nam, nhưng đang ở dạng tiểu ngạch. Nhưng đối với thị trường này phải có sự chỉ đạo thống nhất của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu để giảm bớt rủi ro, tổn thất. Đảm bảo an toàn trong hoạt động xuất khẩu, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan có trách nhiệm hai bên, thực hiện đàm phán ký các hiệp định thương mại ở các cấp độ khác nhau (cấp tỉnh, cấp trung ương, thậm chí cấp huyện và doanh nghiệp) nhằm đảm bảo quan hệ ngoại thương lâu dài và ổn định.

Sáu là: Thị trường các nước ASEAN là một trong những thị trường

xuất khẩu quan trọng đối với hạt điều...cụ thể Singapore, Thái Lan, Malaixia đã bắt đầu nhập khẩu hạt điều của Việt Nam. Đây là những nước có đời sống, mức thu nhập tiêu dùng cao ở khu vực Đông Nam Á, nhu cầu về hạt điều khá

cao. Do vậy cần tập trung nghiên cứu khai thác trong thời gian tới cũng như lâu dài.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều” (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)