Tình hình xuất khẩu hạt điều của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều” (Trang 40 - 41)

2.1.Kim ngch xut khu

Từ chỗ chỉ xuất khẩu hạt điều thô là chủ yếu, hiện nay nước ta đã tăng cường các cơ sở chế biến chủ yếu chuyển sang xuất khẩu điều nhân, đưa sản lượng xuất khẩu hạt điều lên cao.Tốc độ tăng trưởng về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hạt điều tăng lên một cách đáng kinh ngạc. Nếu như năm 1988 chỉ xuất được 33 tấn hạt điều thì đến năm 1990, lượng xuất khẩu tăng 10 lần đạt 330 tấn với kim ngạch 14 triệu USD, đến năm 1997 xuất khẩu 33.000 tấn tăng gấp 100 lần so với năm 1990, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng đáng kể đạt 133 triệu USD . Điều nhanh chóng trở thành một trong những nông sản xuất khẩu chủ lực có kim ngạch xuất khẩu đứng vào hàng thứ 4 trong kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam chỉ sau gạo, cà phê và cao su. Năm 2002, sản lượng điều xuất khẩu đạt 62.800 tấn, tăng 53,2% so với năm 2001 và đạt kim ngạch 214 triệu USD tăng 48,6% so với năm 2001. Theo Bộ Thương Mại, 8 tháng đầu năm 2003 cả nước đã xuất khẩu được 49.700 tấn hạt điều, đạt kim ngạch 116 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2002. Theo Hiệp hội cây điều Việt Nam, mục tiêu của ngành là năm 2003 sẽ xuất khẩu được 70.000 tấn hạt điều. Hiệp hội cũng đề ra mục tiêu năm 2004 đạt kim ngạch xuất khẩu 230 triệu USD tăng 8% so với năm 2003 và đến năm 2005 phấn đấu xuất khẩu 75.000 tấn hạt điều, đạt kim ngạch 250

triệu tấn. Theo kết quả đã đạt được từ trước đến nay thì đây là mục tiêu nằm trong tầm tay của ngành.[15], [38], [36], [21]

Hiện nay, nhu cầu về hạt điều của Việt Nam trên thị trường thế giới là khá cao. Mấy năm gần đây chúng ta thường xuất khẩu 100% lượng điều chế biến được, kim ngạch xuất khẩu tăng dần lên theo từng năm. Tuy nhiên, năng lực chế biến của các nhà máy chế biến hạt điều là 300.000 tấn điều thô/năm mà sản lượng điều thô chỉ đạt khoảng 250.000 tấn hàng năm, do đó ngành điều phải nhập khoảng 30.000 – 40.000 tấn mỗi năm với giá cao hơn giá trong nước khá nhiều làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp. Nếu tình hình này không được cải thiện, thì có thể tốc độ tăng trưởng về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hạt điều sẽ bị chững lại do không đủ nguyên liệu hạt điều thô phục vụ cho chế biến xuất khẩu. .[15], [38], [36],

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều” (Trang 40 - 41)