Bảng 9: Thị trường tiêu thụ điều xuất khẩu của Việt nam giai đoạn 1995-

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều” (Trang 42 - 46)

giai đon 1995- 2002 Đơn vị tính: % TT Khu vực 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 1 Châu Á 93,69 85,15 70,19 58 53,64 40,78 39,51 26,7 2 Châu Mỹ 1,25 7,64 13,36 14,4 19,35 26,45 27,56 37,2 3 Châu Úc 2,68 5,29 10,61 15,9 13,72 14,88 15,98 11,6 4 Châu Âu 2,38 1,89 5,07 11,4 12,79 17,89 16,95 22,2 5 Trung Đông 0,00 0,03 0,77 0,4 0,5 0,00 0,00 2,3 Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Bộ Thương mại

Về cơ cấu thị trường nhân điều xuất khẩu của Việt Nam, nhìn chung, thời gian trước đây châu Á là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam, giai đoạn 1995 – 1997 đạt trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, trong khi các châu lục khác như châu Mỹ, châu Âu chỉ chiếm khoảng hơn 2%. Tuy nhiên, thời gian gần đây tỷ trọng của thị trường này trong xuất khẩu của hạt điều Việt Nam giảm sút đáng kể. Đặc biệt đến năm 2002 thị trường này chỉ chiếm 26,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam. Tăng lên mạnh nhất là thị trường châu Mỹ với tỷ trọng 37,2% năm 2002 so với 1,25% năm 1995, tăng hơn 10 lần. Tỷ trọng của thị trường châu Âu cũng tăng lên đáng kể, năm 2002 đạt 22,2% so với 2,38% năm 1995, tăng gần gấp 10 lần.

Về các nước nhập khẩu nhân điều chính của Việt Nam, những năm trước đây một thời gian chủ yếu xuất sang Ấn Độ (90% tổng kim ngạch của Việt Nam), sau đó lại chủ yếu xuất sang Trung Quốc. Nhưng thời gian gần đây, hạt điều của chúng ta đã có mặt ở hầu hết các châu lục trên thế giới và xuất khẩu chủ yếu sang các nước đang phát triển và phát triển như Mỹ, EU, Ôxtrâylia, Trung Quốc, Xingapore, Ấn Độ, Hồng Kông...Trong những năm tới, chúng ta kiên quyết giữ vững những thị trường này và khôi phục lại thị trường Nga và Đông Âu. Bên cạnh đó đẩy mạnh xâm nhập vào các thị trường tiềm năng như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản,...

Thị trường chính của nhân điều xuất khẩu Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ và EU. Trong đó Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất, trung bình chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam, tiếp đó đến Trung Quốc chiếm khoảng 21%, Ôxtrâylia chiếm 11%, Hà Lan chiếm 11%,... tổng kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam. Cụ thể như năm 2002, chúng ta đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ khoảng 21.160 tấn hạt điều, chiếm 33,7% tổng lượng điều nhân xuất khẩu của nước ta, tiếp đến là Trung Quốc với khoảng 12.800 tấn, chiếm 20,3%, Hà Lan với 6.900 tấn chiếm 11%, Ôxtrâylia cũng với khoảng 6.900 tấn chiếm 11% tổng kim ngạch hạt điều xuất khẩu của Việt Nam còn lại là các thị trường khác như một số nước khác ở EU, Trung Đông, Nhật Bản, Hồng Kông với lượng xuất khẩu sang khoảng vài trăm tấn. Theo Bộ Thương Mại, tính riêng 6 tháng đầu năm 2003, dẫn đầu danh sách các thị trường xuất khẩu hạt điều của Việt Nam vẫn là Châu Mỹ, chiếm 35% tổng lượng hạt điều xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó thị trường Mỹ chiếm 80% và tăng 42% so với cùng kỳ năm 2002, nhập 9.700 tấn trị giá 32 triệu USD. Tiếp đến là thị trường Châu Á, chiếm 30% tổng lượng hạt điều xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, Trung Quốc nhập 7.900 tấn, trị giá 24 triệu USD, Hồng Kông nhập 464 tấn, trị giá 1,5 triệu USD, Singapore nhập 541 tấn, trị giá 2 triệu USD. Xuất khẩu hạt điều sang thị trường Châu Âu

trong 6 tháng đầu năm 2003 đạt 27 triệu USD tăng 30% so với cùng kỳ năm 2002. Trong đó các nước nhập nhiều là Hà Lan với 4.000 tấn, trị giá 16 triệu USD, Anh với 1.800 tấn, trị giá 6 triệu USD, Ôxtrâylia với 3.000 tấn, trị giá 11 triệu USD...[45], [27]

Như vậy có thể thấy rằng, mấy năm gần đây cơ cấu thị trường xuất khẩu hạt điều của Việt Nam không mấy thay đổi. Hai nước nhập khẩu điều nhân lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc, tiếp đó là đến Hà Lan, Ôxtrâylia, Anh, các nước Trung Đông...

Điều nhân là một sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được xếp vị trí thứ hai trong số các hạt có dầu chỉ sau hạnh nhân về mức độ ngon và bổ dưỡng. Do đó điều nhân xuất khẩu có giá khá cao, chỉ những người có mức thu nhập cao mới có nhu cầu. Mỹ được đánh giá là nước giàu nhất thế giới, lại có thị trường rộng, khoảng 250 triệu dân, có trình độ tiêu dùng cao. Hàng năm Mỹ nhập khoảng 70.000 – 80.000 tấn điều nhân. Mỹ thường đánh thuế hàng nông sản rất cao, nhưng riêng hạt điều kể từ cuối năm 2001 khi nhập khẩu vào nước này được hưởng mức thuế suất 0% (trước đó, hạt điều Việt Nam khi nhập khẩu vào thị trường này phải chịu mức thuế suất là 0,044 USD/kg). Người dân Mỹ thích ăn vặt nhưng lại sợ béo, trong khi nhân hạt điều là một thực phẩm ngon, giàu năng lượng, protein nhưng lại không gây béo, không ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Tại Mỹ, hạt điều được xem như là loại thực phẩm có khả năng thay thế cacao, 100g cacao cho 60Kcalo trong khi 100g nhân điều cho 600Kcalo, nhưng có lợi hơn là không chứa nhiều Alcaloide như Theobromine và cafein có thể ăn được nhiều mà không sợ tim bị kích thích như cacao, vừa tăng cường chất bổ dưỡng dễ tiêu. Vì quan tâm đến vấn đề bổ dưỡng như vậy, nên hạt điều nhân được đánh giá khá cao ở Mỹ. Các bạn hàng Mỹ của Việt Nam mỗi khi nhập khẩu thường yêu cầu các hợp đồng lớn, khoảng vài container loại nhân chất lượng cao.[4]

Trung Quốc là thị trường quan trọng thứ hai của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều. Đây cũng là một thị trường hết sức rộng lớn với hơn 1 tỷ dân. Tuy nhiên, ở Trung Quốc hạt điều nhân cũng chỉ được tiêu thụ phần lớn ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến,...Nhìn chung, yêu cầu của khách hàng Trung Quốc về chất lượng hạt điều không quá cao nhưng qua đánh giá thì hiệu quả kinh doanh đem lại không cao. Hơn nữa quan hệ buôn bán giữa nước ta và Trung Quốc hiện nay mới chỉ là quan hệ buôn bán tiểu ngạch, các hợp đồng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Trung Quốc thường chỉ là những hợp đồng nhỏ, thanh toán không chính tắc, không theo thông lệ quốc tế là thông qua ngân hàng mà bằng cách thanh toán trực tiếp, gây khó khăn trong giao dịch, thiếu độ tin cậy.

Tóm lại, về các thị trường xuất khẩu điều của Việt Nam, mỗi thị trường có một đặc điểm riêng. Do đó các doanh nghiệp xuất khẩu cần tìm hiểu kỹ các thị trường này để có thể đáp ứng một cách tốt nhất.

Nguồn: Bộ Thương mại

2.3 V trí ht điu Vit Nam trên th trường quc tế

Nếu như mấy năm trước đây, hạt điều Việt Nam chỉ có ở một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ thì hiện nay đã có mặt ở khắp nơi trên

Biu đồ 1: Th trường xut khu điu nhân chính ca Vit nam 2002 Mỹ 33.7% úc 11.0% Hà Lan 11.0% Trung Quốc 20.3% Các nước khác 24.0%

thế giới với khoảng hơn 20 nước nhập khẩu chính. Đặc biệt 5 năm trở lại đây,

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều” (Trang 42 - 46)