II. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều Việt Nam thời kỳ 2003
1. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng vàn ăng lực cạnh tranh của hạt điều xuât khẩu Việt Nam
1.2. Nâng cao đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo giống có năng suất cao
năng suất cao
Thực tế những năm qua đã thể hiện phần nào tiềm năng kinh tế của Việt Nam qua việc xuất khẩu mặt hàng điều. Song, xét về khía cạnh sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu, sản phẩm hạt điều của Việt Nam vẫn mang tính
chất của nền sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp và mới đang trong quá trình chuyển sang nền sản xuất hàng hóa. Các sản phẩm, mẫu mã, chủng loại xuất khẩu từ điều còn đơn điệu, nghèo nàn, chưa hấp dẫn. Năng suất lao động còn thấp dẫn đến giá cả thiếu sức cạnh tranh. Giá các hạt điều xuất khẩu của Việt Nam bán với giá thấp hơn so với giá thế giới từ 7 – 10%.
Vì vậy, áp dụng các tiến bộ khoa học, chủ yếu là vào khâu thu hoạch bảo quản với công nghệ tiên tiến hiện đại là một trong những nhân tố chủ yếu nâng cao chất lượng sản phẩm hạt điều của Việt Nam. Do đó, cần đẩy mạnh chế biến và tinh chế hạt điều, đa dạng hóa sản phẩm chế biến. Đồng thời, cần tập trung cho công tác nghiên cứu lai tạo giống, tạo ra những giống có năng suất, chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Cụ thể, trong thời gian tới, cần tạo ra bước chuyển biến mới để đáp ứng yêu cầu của chiến lược cạnh tranh về xuất khẩu hạt điều trên thị trường như sau:
- Tập trung đầu tư cho nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng, thực hiện các chương trình nghiên cứu giống (lai tạo, chọn lọc, nhập nội) quốc gia, tạo một bước có tính đột phá về năng suất chất lượng, phát triển công nghệ sau thu hoạch, nghiên cứu kinh tế, phát triển thị trường.
- Tăng cường công tác khuyến nông, nâng cao trình độ canh tác và kỹ thuật của các hộ sản xuất. Nâng cao được độ đồng đều về năng suất, chất lượng của các hộ sản xuất là nội dung có ý nghĩa kinh tế rất lớn hiện nay. Qua nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy giải quyết được vấn đề nêu trên có thể nâng cao được hiệu quả kinh tế lên 20-25%.
- Kiện toàn và sắp xếp hệ thống nghiên cứu, khoa học để phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật. Tăng cường đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học.