Sơ đồ 4: Quy trình thu mua điều thô

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều” (Trang 35 - 37)

Với đặc điểm của ngành điều là vụ thu hoạch chỉ kéo dài 3 tháng do đó điều thô được lưu kho để phục vụ cho chế biến cả năm nên số vốn cần cho thu mua nguyên liệu là rất lớn. Hơn nữa, hạt điều là loại nông sản có giá thành cao nên một thương lái ít khi có đủ vốn để có thể thu mua được tổng lượng điều từ người thu gom mà đòi hỏi phải có một hệ thống thương lái trung gian. Chính điều này góp phần làm tăng giá nguyên liệu phục vụ cho chế biến.

Nông dân Nông dân Nông dân

Mua gom Thương lái Nhà máy chếbiến Nhà máy chế biến Nhà máy chếbiến

Hiện nay giá nguyên liệu điều thô mà các nhà máy, xí nghiệp chế biến (ví dụ Xí nghiệp Bình Phước) phải mua vào cao hơn giá gốc mua từ vườn của nông dân là 200 đ/kg, trong đó người thu gom thứ nhất được 50 đ/kg, thương nhân trung gian được 100 đ/kg và xí nghiệp chi phí thu mua hao hụt khoảng 50 đ/kg. Trong trường hợp các nhà máy, xí nghiệp có thể thu mua nguyên liệu ngay tại vuờn của nông dân hoặc có vườn điều riêng thì giá thành nguyên liệu sẽ giảm đáng kể mà điều này cũng khuyến khích nông dân trồng điều mà không bị thương lái ép giá.[4]

Một đặc điểm khác của kinh doanh ngành điều cũng ảnh hưởng đến tình hình cung nguyên liệu đó là cung và cầu hạt điều kém co giãn so với biến động giá cả. Vì lí do tiêu dùng cá nhân và phục vụ chu kỳ sản xuất tiếp theo nên cứ đến thời vụ, người trồng điều phải thu hoạch và bán, tất cả các hộ gia đình sản xuất điều đều phải mang sản phẩm ra thị trường bán cùng một lúc bất kể giá thị trường cao hay thấp. Vì thế tại thời điểm cung lớn hơn cầu, giá sẽ giảm có khi tới thấp hơn chi phí sản xuất. Lúc này các nhà máy lại không đủ vốn để thu mua cũng như không đủ cơ sở vật chất như kho tàng, thiết bị bảo quản nên chỉ có thể mua được một lượng đủ cho sản xuất. Đến cuối vụ cung giảm, giá tăng, các nhà máy vẫn phải mua vào để đảm bảo duy trì sản xuất do đó dẫn tới giá thành nguyên liệu cao, lãi giảm có khi còn dẫn tới thua lỗ. Vậy vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp là phải thiết lập một hệ thống thu mua tới tận người dân trồng điều, tạo được nguồn vốn và xây dựng được một hệ thống bảo quản dự trữ có hiệu quả nâng cao chất lượng hạt điều chế biến, giảm giá thành sản xuất.

1.3. Tình hình chế biến ht điu

Kể từ khi Ngành điều có sự quan tâm của Nhà nước đến nay, số nhà máy chế biến hạt điều đã tăng lên một cách nhanh chóng. Nếu như năm 1999 cả nước chỉ có khoảng hơn 50 nhà máy chế biến thì đến cuối năm 2003 đã có khoảng 80 nhà máy chế biến hạt điều (chưa kể các xưởng chế biến nhỏ do

các hộ gia đình quản lý) với năng suất chế biến đạt 300.000 tấn nguyên liệu/năm, tăng 50.000 tấn so với năm 2002. Các nhà máy này nằm tập trung ở vùng Đông Nam Bộ, và chủ yếu ở các tỉnh Sông Bé, Đồng Nai, Bình Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Đắc Lắc... Trong đó các nhà máy chế biến điều xuất khẩu hàng đầu của nước ta phải kể đến Công ty Donafood của Đồng Nai, Công ty Fatimex, Công ty TNHH Phi Long, Công ty Cổ phần Chế biến Hàng Xuất khẩu Long An (Lafooco),...[41], [15]

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều” (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)