Là hoạt động quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong khi đưa hàng hóa ra thị trường. Hoạt động xúc tiến giúp các doanh nghiệp có điều kiện hiểu biết lẫn nhau, đặt quan hệ buôn bán với nhau đặc biệt các doanh nghiệp nhận biết thêm thông tin về thị trường, có điều kiện để nhanh chóng phát triển kinh doanh và hội nhập vào khu vực và thế giới.
Các doanh nghiệp nhận được thông tin về khách hàng cũng như của đối thủ cạnh tranh qua đó doanh nghiệp có hướng đổi mới kinh doanh, đầu tư công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh.
Xúc tiến thương mại là công cụ hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh thị trường và tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trường. Tiếp cận được với thị trường tiềm năng cung cấp cho khách hàng tiềm năng những thông tin cần thiết, những dịch vụ ưu đãi chinh phục và lôi kéo khách hàng tạo hình ảnh đẹp về sản phẩm, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp không ngừng tăng lên.
Là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Các doanh nghiệp có điều kiện để nhìn nhận về ưu nhược điểm của hàng hóa, dịch vụ của mình. Từ đó doanh nghiệp có cơ sở để ra quyết định kịp thời phù hợp.
Xúc tiến thương mại làm cho bán hàng trở nên dễ dàng và năng động hơn, đưa hàng vào kênh phân phối một cách hợp lý, kích thích hiệu quả của lực lượng bán hàng.
Xúc tiến thương mại là công cụ hữu hiệu làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa bao gồm các nhân tố ngoài thị trường và các nhân tố về sản phẩm đó. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là khác nhau trong những điều kiện khác nhau. Do vậy ta phải phân tích đánh giá xem xét trong điều kiện nhất định những nhân tố nào là chủ yếu, nhân tố nào là then chốt để tìm ra phương pháp nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ hay chính là làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong kinh doanh.