Đối với Nhàn ước

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều” (Trang 82 - 83)

III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về xuất khẩu hạt điều của Việt Nam

1. Đối với Nhàn ước

- Nhà nước nên đàm phán ký kết các Biên bản ghi nhớ, Hợp đồng Chính phủ về hạt điều đối với một số nước có nhu cầu về hạt điều mà Việt Nam vốn có quan hệ thương mại lâu năm.

- Tăng cường phối hợp với các Tham tán thương mại ở nước ngoài để trao đối thông tin. Đề nghị Chính phủ hỗ trợ kinh phí để bố trí Tham tán nông nghiệp tại một số thị trường quan trọng, trước mắt là thị trường Trung Quốc, thị trường tiêu thụ một số nông sản chủ lực của Việt Nam trong đó có hạt điều.

- Phát triển mạng lưới thông tin thị trường tới các địa phương, cụ thể là các vùng điều trọng điểm, tới tận các hộ nông dân trồng điều.

- Cần nhanh chóng áp dụng biện pháp “Hợp lực 4 nhà, Nhà nước- nhà khoa học – nhà nông – nhà doanh nghiệp” đối với Ngành điều. Trong đó, Nhà nuớc thể hiện vai trò là người giám sát kiểm tra việc phối hợp 4 nhà. Nhà khoa học sẽ nghiên cứu ra các loại giống điều tốt, chất lượng, năng suất cao. Nhà doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng bao tiêu với nhà nông đối với nguyên liệu điều thô. Và nhà nông sẽ trực tiếp trồng điều để có thể cung cấp đúng theo hợp đồng đã ký với nhà doanh nghiệp. Trong việc hợp lực này, Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng, là người giám sát sát sao và công bằng. Nhà nước cũng cần đưa ra khung pháp lý đối với việc vi phạm hợp đồng trong liên kết 4 nhà, nhằm tăng tinh thần trách nhiệm của các bên trong sự phối hợp này.

- Quy định giá trần giá sàn đối với thu mua nguyên liệu điều thô, tránh thiệt hại cho người trồng điều cũng như những nhà máy chế biến.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều” (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)