Chú trọng công tác đào tạo để nâng cao năng lực cán bộ một nhân tố góp phần không nhỏ trong việc tăng khả năng cạnh tranh củ a các doanh

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Đẩy mạnh hoạt đông xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2001 - 2010. thực trạng và giải pháp” (Trang 91 - 97)

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU GIA

3. Các giải pháp khác

3.2. Chú trọng công tác đào tạo để nâng cao năng lực cán bộ một nhân tố góp phần không nhỏ trong việc tăng khả năng cạnh tranh củ a các doanh

nghip Vit Nam trên th trường EU

Con người là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, ngoài việc

trang bị máy móc thiết bị hiện đại phải có những cán bộ kỹ thuật giỏi. Hiện nay, nước ta rất thiếu cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao. Cho nên dẫn tới tình trạng sản xuất hàng hoá: chất lượng hàng kém, không đồng đều và kiểu dáng còn đơn điệu, thiếu tính sáng tạo. Vì thế mà khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hoá rất thấp. Do vậy, để khắc phục tình trạng này chúng ta cần phải chú trọng tổ chức nhiều chương trình đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ kỹ thuật thuộc các lĩnh vực, các ngành kinh tế để tạo ra một đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi trong các ngành chế tạo, sản xuất, chế biến. Đồng thời, chúng ta nên phối hợp với các nước và các tổ

chức quốc tế để gửi các cán bộ kỹ thuật trẻ có triển vọng của ta ra nước ngoài

đào tạo. Nếu chỉ chú trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật thì chưa đủ mà phải có một

đội ngũ cán bộ thương mại giỏi nữa thì mới có thể đưa những sản phẩm có chất lượng cao tới được người tiêu dùng EU. Như thế cũng vẫn chưa đủ mà phải có một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi thì mới đưa doanh nghiệp phát triển lên được. Chính vì vậy, Nhà nước cần phải hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác này.

* V phía Nhà nước:

- Nhà nước cần chú trọng tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về

thương mại cho cán bộ lãnh đạo và chuyên viên của các công ty thương mại có tham gia vào mậu dịch quốc tế. Cần có chính sách và chế độ bồi dưỡng, đào tạo,

đào tạo lại và tuyển chọn lại cán bộ thương mại một cách chặt chẽ và nghiêm túc cả về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và trình độ ngoại ngữ.

Hàng năm, Nhà nước nên cử cán bộ sang học tập, nghiên cứu tại EU. Mặc dù trong giao dịch quốc tế hiện nay tiếng Anh được sử dụng khá phổ biến, nhưng chúng ta cũng cần có nhiều cán bộ thương mại giỏi cả tiếng Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,v.v... và am hiểu cả về văn hoá của từng dân tộc. Có như vậy sẽ thuận lợi rất nhiều cho phía Việt Nam trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu, hợp tác kinh doanh, liên doanh với các bạn hàng EU nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EU phát triển không ngừng.

- Bên cạnh việc nâng cao trình độ của cán bộ thương mại, Nhà nước cần phải tăng cường tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật cho các cán bộ kỹ thuật. Chúng ta đang thiếu cán bộ kỹ thuật giỏi một cách trầm trọng. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của ta trình độ không đồng đều và tiếp thu công nghệ mới còn chậm. Trong số này chỉ có một số cán bộ được đào tạo ở nước ngoài thì có tay nghề cao. Nhiều cán bộ được đào tạo ở trong nước cũng rất có triển vọng phát triển cần phải được đào tạo nâng cao để phục vụ tiến trình CNH - HĐH đất nước. Còn những cán bộ kỹ thuật có trình độ yếu, cần phải

đào tạo lại để Việt Nam có được một đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi và có trình

độ đồng đều.

Cán bộ kỹ thuật là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng tốt thị hiếu của người tiêu dùng và thoả

mãn các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường của EU. Đồng thời, để đưa những sản phẩm này đến được với người tiêu dùng EU thì cần phải có một đội ngũ cán bộ thương mại giỏi. Chính vì thế có thể khẳng định rằng nâng cao năng lực cán bộ kỹ thuật và cán bộ thương mại là một nhân tố góp phần không nhỏ trong việc tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường EU.

- Nhà nước cũng cần tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo nhằm nâng cao kiến thức kinh doanh và trình độ quản lý cho đội ngũ các nhà quản lý và chỉ đạo kinh doanh của các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng sang EU. Mở các khoá thuyết trình giới thiệu các thông tin mới nhất về chế độ, chính sách, thể lệ liên quan đến kinh doanh thương mại cũng như các hướng dẫn về nghiệp vụ như: marketing, vận tải, bao bì hàng hoá, bảo hiểm xuất khẩu, kỹ thuật đàm phán. Tổ

chức các hội nghị, hội thảo với phía Liên Minh Châu Âu để trao đổi học tập kinh nghiệm với giới kinh doanh của Liên Minh.

* V phía doanh nghip:

sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường EU. Các doanh nghiệp phải luôn luôn nâng cao trình độ cán bộ, phát huy tính năng động, nhậy bén, học hỏi,v.v... Từng doanh nghiệp phải dành một khoản kinh phí nhất định cho hoạt động này và phải biết tận dụng các chương trình đào tạo cán bộ của Chính phủ để cử cán bộ của mình tham gia. Các doanh nghiệp phải quan tâm đào tạo cả cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và cán bộ thương mại, không những đào tạo lại đối với những cán bộ đã qua đào tạo nhưng trình độ còn hạn chế mà phải đào tạo chuyên sâu cho những cán bộ trẻ có năng lực để có một đội ngũ cán bộ giỏi. Đối với cán bộ

thương mại, các doanh nghiệp không chỉ chú trọng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn mà phải nâng cao cả trình độ ngoại ngữ vì ngoại ngữ kém sẽ rất khó thành công trong đàm phán và thường bịở thế bất lợi trong giao dịch kinh doanh.

Các doanh nghiệp phải thường xuyên (có định kỳ cụ thể) kiểm tra trình độ

cán bộ của mình để có những phương hướng đào tạo thích hợp: Đối với những cán bộ năng lực còn kém thì phải đào tạo lại, đối với những cán bộ trẻ có năng lực thì phải đào tạo chuyên sâu,v.v... Ngoài việc tự lo kinh phí đào tạo, các doanh nghiệp cần phải tăng cường xin hỗ trợ từ Chính phủ và xin tài trợ từ các tổ chức quốc tế và khu vực.

Trên đây là một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU. Sự phát triển của hoạt động này gắn liền với sự chuyển biến kinh tế của hai bên. Triển vọng của nó phụ thuộc vào

đường lối, chính sách tạo sự lôi cuốn các doanh nghiệp EU vào thị trường Việt Nam và những định hướng dài hạn trong chính sách thị trường, những phương sách cụ thể nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị

trường EU.

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ phát triển mạnh và có những bước tiến vượt bậc trong thế kỷ XXI vì Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN, APEC và đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Hơn thế nữa Bộ luật thương mại đầu tiên của Việt Nam có hiệu lực từ 1/1/1998 đã góp phần tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho các hoạt động thương mại, đảm bảo lợi

ích cho các nhà kinh doanh trong và ngoài nước. Chính phủ Việt Nam cũng đang hoàn thiện các chính sách và cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư

nước ngoài vào Việt Nam. Ngoài ra, Hiệp định khung về hợp tác giữa Việt Nam và EU đang có những tác động tích cực tới hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam-EU. Những bước tiến này đã đặt Việt Nam vào vị thế mới trong quan hệ hợp tác với EU - đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam.

Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang EU đang chuyển sang một thời kỳ mới gắn liền với những chuyển biến kinh tế của hai phía. Triển vọng của hoạt động này sẽ phụ thuộc vào chính sách hợp tác kinh tế - thương mại của Việt Nam với EU. EU đã, đang và sẽ đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hợp tác thương mại với Việt Nam, mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng của ta. Bên cạnh đó, những thành quả bước đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ cho phép Việt Nam tăng nhanh khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị

trường EU. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam và Uỷ Ban Châu Âu (EC) đang có những cố gắng để xích lại gần nhau hơn. Sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau sẽ tạo đà cho việc phát triển hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU, tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam chiếm lĩnh được thị trường này và EU sẽ là thị

KẾT LUẬN

Thế giới ngày nay đã phát triển tới mức không một nước nào dù là nước xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa, phát triển hay đang phát triển có thể tồn tại tách biệt với thế giới. Sự gia nhập ASEAN, hội nhập vào AFTA, gia nhập APEC, tăng cường quan hệ hợp tác với EU của Việt Nam là phù hợp với xu thế chung

đó, đây cũng là những sự kiện có ý nghĩa thúc đẩy tiến trình Việt Nam tham gia vào WTO.

Để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ kinh tế với EU, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này, Việt Nam cần phải nghiên cứu để nắm chắc đặc điểm và tính chất của thị trường EU, đặc biệt là về chính sách thương mại, các qui định về quản lý xuất nhập khẩu, về thị hiếu và tập quán tiêu dùng, yêu cầu về mẫu mã hàng hoá, tính thời trang và chất lượng sản phẩm, phải thấy hết được những thuận lợi và khó khăn khi thâm nhập vào thị trường này. Từ đó mà lựa chọn và định hướng đúng đắn các mặt hàng xuất khẩu vào từng thị trường cụ thể của khối này. Mặt khác cần có các chính sách và giải pháp thích hợp và

mạnh mẽ cả về phía chính phủ và doanh nghiệp, các nhà kinh doanh. Chính sách và giải pháp của chính phủ chủ yếu là mở đường, tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi, khuyến khích hỗ trợ mọi mặt cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU. Về phía các doanh nghiệp cần có các chính sách và giải pháp cụ thể phù hợp với từng doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu và giành được khách hàng đối với các sản phẩm của mình.

Có thể nói hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang EU đang chuyển sang một thời kỳ mới gắn liền với những chuyển biến kinh tế của hai phía. Triển vọng của hoạt động này sẽ phụ thuộc vào chính sách hợp tác kinh tế - thương mại của Việt Nam với EU. EU đã, đang và sẽ đẩy mạnh hơn nữa hoạt

động hợp tác thương mại với Việt Nam, mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng của ta. Bên cạnh đó, những thành quả bước đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ cho phép Việt Nam tăng nhanh khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường EU. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam và Uỷ Ban Châu Âu (EC)

đang có những cố gắng để xích lại gần nhau hơn. Sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau sẽ

tạo đà cho việc phát triển hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU, tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam chiếm lĩnh được thị trường này và EU sẽ là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam trong tương lai.

Chúng ta hy vọng và tin tưởng rằng quan hệ hợp tác Việt Nam –EU sẽ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Đẩy mạnh hoạt đông xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2001 - 2010. thực trạng và giải pháp” (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)