Nhà nước Việt Nam cần phải cải thiện môi trường đầu tư và môi trường thương mạ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Đẩy mạnh hoạt đông xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2001 - 2010. thực trạng và giải pháp” (Trang 74 - 75)

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU GIA

1.4.Nhà nước Việt Nam cần phải cải thiện môi trường đầu tư và môi trường thương mạ

1. Các giải pháp về phía Nhà nước

1.4.Nhà nước Việt Nam cần phải cải thiện môi trường đầu tư và môi trường thương mạ

trường thương mi

Hoàn thiện các văn bản luật và dưới luật. Đồng thời xem xét lại hệ thống luật để điều chỉnh các qui định không còn phù hợp hoặc chưa được rõ, trước hết là luật thương mại, luật đầu tư nước ngoài và luật khuyến khích đầu tư trong nước. Về luật thương mại, cần bổ sung các quy định rõ ràng hơn về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Về luật đầu tư nước ngoài, cần đưa thêm các qui định để bảo đảm nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment) trong các lĩnh vực như các biện pháp về đầu tư có liên quan đến thương mại (TRIMs) và chế độ cấp phép đầu tư. Về luật khuyến khích đầu tư trong nước, cần quy định rõ hơn về ngành nghề khuyến khích đầu tư để khắc phục tình trạng không rõ ràng

giữa “thay thế nhập khẩu” và “định hướng xuất khẩu”. Có lộ trình thống nhất 2 luật đầu tư này thành một bộ luật chung về khuyến khích đầu tư.

Thay đổi về căn bản phương thức quản lý nhập khẩu. Tăng cường sử dụng các công cụ phi thuế “hợp lệ” như hàng rào kỹ thuật, hạn ngạch, thuế quan, thuế

tuyệt đối, thuế mùa vụ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp. Giảm dần tỷ

trọng của thuế nhập khẩu trong cơ cấu nguồn thu ngân sách. Khắc phục triệt

để những bất hợp lý trong chính sách bảo hộ, cân đối lại đối tượng bảo hộ theo hướng chú trọng bảo hộ nông sản. Sửa đổi biểu thuế và cải cách công tác thu thuế để giảm dần, tiến tới xoá bỏ chế độ tính thuế theo giá tối thiểu. Với phương thức quản lý nhập khẩu hợp lý, chúng ta có thể đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU, đặc biệt là công nghệ chế biến.

Tiếp tục đổi mới và cải cách thủ tục hành chính trong quản lý xuất nhập khẩu, nhất là thủ tục hải quan, áp dụng công nghệ thông tin vào việc kê khai hàng hoá tính thuế xuất nhập khẩu.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng để thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Đẩy mạnh hoạt đông xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2001 - 2010. thực trạng và giải pháp” (Trang 74 - 75)