Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam cần phải tăng cường áp dụng ISO 9000, ISO 14000 và HACCP để vượt rào cản kỹ thu ậ t

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Đẩy mạnh hoạt đông xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2001 - 2010. thực trạng và giải pháp” (Trang 81 - 84)

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU GIA

1. Các giải pháp về phía Nhà nước

2.3. Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam cần phải tăng cường áp dụng ISO 9000, ISO 14000 và HACCP để vượt rào cản kỹ thu ậ t

ca th trường EU

ISO 9000 là Hệ thống quản lý chất lượng. Có nhiều cách gọi về Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9000 như “giấy thông hành” đi vào thương trường thế

giới, một “phương tiện thâm nhập” thị trường quốc tế. Cách gọi như vậy đã nói lên tầm quan trọng và tác dụng của hệ thống quản lý toàn bộ quá trình kiểm soát chứ không phải là một tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm như một số doanh nghiệp hoặc cá nhân lầm tưởng. Nói một cách khái quát, ISO 9000 do Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO-International Standard Organization) đặt ra để giúp các đơn vị sản xuất cải tiến hệ thống quản lý nhằm đạt được các mục tiêu tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm lãng phí và tỷ lệ phế phẩm để duy trì một dạng sản phẩm luôn có chất lượng đồng nhất phù hợp với giá thành. Do đó, đối với một doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, người tiêu dùng có thể an tâm hơn đối với chất lượng sản phẩm. Nói cách khác, có thể coi ISO 9000 như

một “ngôn ngữ” xác định chữ tín giữa doanh nghiệp và khách hàng, giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, là con đường hội nhập khi các nhà sản xuất thâm nhập vào các khu vực mậu dịch cũng như sự khẳng định cam kết cung ứng sản phẩm có chất lượng tin cậy.

chỉnh được để thiết lập nên hệ thống quản lý môi trường có khả năng cải thiện môi trường một cách liên tục tại các tổ chức cơ sở. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đem đến cách tiếp cận hệ thống cho việc quản lý môi trường và cung cấp các công cụ hỗ trợ

có liên quan như đánh giá môi trường, nhãn môi trường, phân tích chu trình sống của sản phẩm, v.v... cho các doanh nghiệp và các tổ chức cơ sở khác để quản lý sự

tác động của các hoạt động của họ đối với môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và liên tục cải thiện môi trường với sự cam kết của lãnh đạo và sự tham gia có ý thức của mọi thành viên của cở sở, từ người sản xuất trực tiếp đến các cán bộ quản lý.

HACCP là Hệ thống phân tích nguy cơ và kiểm soát các khâu trọng yếu trong quá trình chế biến thực phẩm. HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) không phải là hệ thống quản lý áp dụng đại trà như ISO 9000 hoặc ISO 14000. HACCP được thiết kế riêng cho công nghiệp thực phẩm và các ngành có liên quan đến thực phẩm (chăn nuôi, trồng trọt,v.v...) tập trung vào vấn đề

vệ sinh và đưa ra một cách tiếp cận có hệ thống để phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ. Hệ thống HACCP có tính bắt buộc đối với các công ty chế biến thực phẩm tại EU. Các công ty thực phẩm nước ngoài không có nghĩa vụ phải tuân thủ các qui định của EU về HACCP. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng trên danh nghĩa. Nếu nhà nhập khẩu của EU mua nguyên liệu từ nước ngoài thì họ phải chịu trách nhiệm về nguyên liệu đó theo các nguyên tắc HACCP kể từ khi hàng vào đến cửa khẩu. Cơ chế này buộc họ phải đòi hỏi các nhà xuất khẩu nước ngoài tuân thủ các nguyên tắc HACCP. Dần dần, HACCP trở thành đòi hỏi chung. Các nhà xuất khẩu của các nước đang phát triển, nếu không muốn mất thị trường, chỉ còn cách ứng dụng hệ thống HACCP trong sản xuất và thuyết phục các nhà nhập khẩu EU (bằng chứng chỉ hoặc bằng báo cáo kiểm tra) rằng họ đã đi theo đúng các nguyên tắc của Hệ thống phòng ngừa nguy cơ

này.

Rào cản kỹ thuật chính là qui chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU, được cụ thể hoá ở 4 tiêu chuẩn của sản

phẩm: chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng và bảo vệ môi trường.

EU là một thị trường nhập khẩu lớn trên thế giới, nhưng khi thâm nhập vào thị trường này, hàng Việt Nam phải vượt qua được hai hàng rào: thuế quan và phi quan thuế (rào cản kỹ thuật). Tuy nhiên từ năm 1996 đến nay, EU dành cho hàng xuất khẩu Việt Nam thuế quan ưu đãi GSP, do vậy “rào cản kỹ thuật” mới chính là rào cản thực sự và khó vượt qua đối với hàng của ta khi vào thị trường EU. Để

vượt được qua rào cản này, các doanh nghiệp Việt Nam phải trang bị cho hàng hoá đủ sức cạnh tranh, hay nói cách khác là đáp ứng tốt 4 tiêu chuẩn nêu trên. Phương pháp tối ưu nhất giúp các doanh nghiệp đạt được mục đích là áp dụng các tiêu chuẩn: ISO 9000, ISO 14000 và HACCP.

Đến cuối năm 2004, EU sẽ chấm dứt giai đoạn 2 thực hiện GSP và hiện chưa có chính sách cụ thể cho giai đoạn sau. Để tránh tình trạng xấu nhất có thể

xẩy ra đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU sau năm 2004 (chẳng hạn hàng Việt Nam sẽ không được hưởng GSP nữa và hàng dệt may vẫn bị ấn định hạn ngạch) thì áp dụng ISO 9000, ISO 14000 và HACCP là biện pháp tốt nhất để các doanh nghiệp Việt Nam có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường này, nhằm giữ vững và mở rộng thị phần.

Như vậy, có thể nói rằng ISO 9000, ISO 14000 và HACCP chính là chìa khoá để các doanh nghiệp Việt Nam mở cánh cửa vào thị trường EU. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000 và HACCP giúp các nhà sản xuất Việt Nam cho ra

đời các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng và bảo vệ môi trường. Các sản phẩm có chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh thực phẩm và an toàn cho người sử dụng, nhưng quá trình sản xuất không bảo đảm các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường thì cũng không được nhập khẩu vào thị trường EU theo quy định của Uỷ Ban Châu Âu (EC) và người tiêu dùng EU cũng tẩy chay những mặt hàng này (cụ thể mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam đang bị người tiêu dùng Anh tẩy chay).

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Đẩy mạnh hoạt đông xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2001 - 2010. thực trạng và giải pháp” (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)