cách xa tiềm năng xuất khẩu của ta. Nguyên nhân là do nguồn nguyên liệu chưa
ổn định, hàng thủy hải sản chưa đáp ứng tốt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm của EU, và còn bị sức ép rất mạnh từ phía Thái Lan. Thời gian qua ta chủ
yếu xuất nguyên liệu và sản phẩm sơ chế nên hiệu quả xuất khẩu còn thấp. Cần phải có các biện pháp khắc phục thực trạng này để đẩy mạnh xuất khẩu thủy hải sản vào thị trường EU: (1) Xây dựng chương trình phát triển nguồn nguyên liệu
ổn định, tăng nhanh tỷ trọng của nguyên liệu nuôi (đầu tư để phát triển đánh bắt xa bờ và nuôi trồng, chuyển từ quảng canh sang thâm canh và phát triển những mặt hàng có kim ngạch cao như tôm, nhuyễn thể); (2) Chú ý công tác chống thất thoát sau thu hoạch, quản lý chất lượng nguyên liệu và thị trường nguyên liệu; (3) Chú trọng đầu tư để tăng cường năng lực chế biến và cải thiện điều kiện sản xuất,
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (nâng cấp điều kiện sản xuất và thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP để tăng thêm số lượng nhà máy chế
biến đủ tiêu chuẩn xuất hàng vào EU); (4) Cổ phần hoá ngành chế biến thủy sản xuất khẩu để thu hút vốn, nâng cao hiệu quả đầu tư và hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát huy tính năng động trong việc đa dạng hoá sản phẩm và tìm hiểu thị
trường tiêu thụ; (5) Tăng cường công tác tiếp thị để nắm bắt kịp thời những thay
đổi về sở thích tiêu dùng trên thị trường EU nhằm cung cấp đúng những sản phẩm theo các tiêu chuẩn mà thị trường này có nhu cầu tại các thời điểm trong năm. Tiềm năng khai thác và nuôi trồng thủy hải sản của Việt Nam là rất lớn mà
EU lại là thị trường thủy hải sản lớn trên thế giới. Chìa khoá để mở cánh cửa thị
trường này là chất lượng và vệ sinh thực phẩm. Do vậy, chúng ta cần phải nhanh chóng thực hiện đồng bộ những biện pháp trên để hàng thủy hải sản Việt Nam có thể chiếm lĩnh và mở rộng thị phần tại thị trường EU.