I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY.
3. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang EU trong những năm gần đây
3.6. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chủ yếu của ta xuất sang EU là sản phẩm gỗ mỹ nghệ, đồ gốm sứ và các sản phẩm mây tre đan. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng lên khá nhanh (21,28%/năm), nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 2,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này (theo số
liệu của EU), mặc dù khả năng sản xuất của ta là rất lớn. Vậy, do đâu mà hàng thủ công mỹ nghệ chưa thâm nhập được nhiều vào EU cho dù cơ hội mở rộng thị
trường này còn rất lớn. Nguyên nhân là do sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ta còn đơn điệu, chất lượng kém và không đồng đều, vẫn chưa đáp ứng được thị
hiếu về tính độc đáo trong kiểu dáng và mẫu mã. Hàng thủ công mỹ nghệ là sản phẩm trang trí nên ngoài những đòi hỏi về tính tiện dụng, thị trường EU còn có yêu cầu rất cao về tính độc đáo trong kiểu dáng và mẫu mã. Trong khi đó, do phần lớn được làm tại nông thôn nên sản phẩm hết sức đơn điệu. Ngoài tính đơn
điệu, sản phẩm còn bị nhược điểm quan trọng nữa là chất lượng kém và không
đồng đều. Nguyên liệu thực vật do chưa được xử lý tốt, thường biến dạng khi có thay đổi về thời tiết, thậm chí phát sinh mốc, mọt ngay trên đường vận chuyển. Sản xuất phân tán cũng đã góp phần làm cho khâu hoàn thiện sản phẩm không
khối đối với hàng cồng kềnh cũng là những nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh qua giá của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường EU. Nếu có những giải pháp thích hợp để phát triển sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã thì EU thực sự là thị trường tiềm năng cho loại mặt hàng xuất khẩu này. Hiện nay, người tiêu dùng EU rất thích sử dụng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.
Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Đức (26,4%), tiếp đến là Pháp (14,7%), Hà Lan (11,6%), Anh (11,0%), Bỉ (10,7%), Italia (7,4%), Tây Ban Nha (6,3%), Thụy Điển (5,0%), Đan Mạch (4,1%), Phần Lan (0,8%), Áo (0,8%), Hy Lạp (0,5%) và Bồ Đào Nha (0,4%). Riêng thị trường Lúc Xăm Bua, đồ gỗ Việt Nam vẫn chưa xâm nhập vào
được.
Điều đáng lưu ý là trong thời gian qua, nhiều thương nhân EU lâu nay làm
ăn với các chủ hàng của Trung Quốc và của các nước ASEAN khác đã phần nào quan tâm đến thị trường Việt Nam hơn, một phần vì muốn làm phong phú thêm nguồn cung cấp hàng hoá, phần khác vì họ thấy nhiều mặt hàng Việt Nam đáp
ứng tốt yêu cầu của họ cả về giá cả lẫn chất lượng. Hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU được hưởng GSP như hàng của các nước đang phát triển khác. Vì vậy, hàng của ta gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh “nặng ký” trên thị trường này, như hàng của Trung Quốc, Thái Lan và hàng của các nước ASEAN khác.