Sự phát triển của Diễn đàn hợp tác Á Âu (ASEM)

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Đẩy mạnh hoạt đông xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2001 - 2010. thực trạng và giải pháp” (Trang 50 - 51)

II. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2003

b. Sự phát triển của Diễn đàn hợp tác Á Âu (ASEM)

Diễn đàn Hợp tác á-Âu là cơ chế đối thoại và hợp tác cấp cao giữa Châu Âu và Châu á, với sự tham dự của những người đứng đầu các Nhà nước và Chính phủ của 10 nước Châu á là: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Philippines, Bruney, Malaysia, Indonesia, Singapore, Việt Nam và 15 nước thành viên EU. ASEM gắn kết, phát triển mối quan hệ giữa Châu Âu và Châu á. Đó là cơ hội để hai bên củng cố, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế-tài chính, chính trị, văn hoá-xã hội và những vấn đề toàn cầu khác.

Trong Hội nghị này, các nước EU đã đưa ra cam kết về thương mại và đầu tư nhằm hỗ trợ các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Về thương mại, các nước EU cam kết nâng mức hạn ngạch cho hàng xuất khẩu của các nước ASEAN vào EU và giảm các loại hàng chịu giới hạn quota. Về đầu tư, các nước EU cam kết sẽ có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp EU đẩy mạnh đầu tư trực tiếp và tăng cường viện trợ ODA cho các nước ASEAN. Do vậy có thể nói rằng sự phát triển của ASEM góp phần không nhỏ làm tăng khả

năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU.

1.2. Nhng nhân t phát sinh t phía Liên Minh Châu Âu a. Vic hình thành th trường EU thng nht (1/1/1993) a. Vic hình thành th trường EU thng nht (1/1/1993)

Ngày 1/1/1993, thị trường EU thống nhất đã được hình thành. Việc hình thành thị trường này mở ra một cơ hội tốt cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào EU. Với một thị trường rộng lớn trên 375,5 triệu người tiêu dùng

(1999) và có nhu cầu rất đa dạng, phong phú về hàng hoá thì đây thực sự là một thị trường tiềm năng rất lớn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Việc hình thành thị trường thống nhất là dịp tốt để mở rộng xuất khẩu sang các nước mà Việt Nam hiện còn ít giao lưu thương mại như Lúc Xăm Bua, Ai Len, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Áo, v.v...vì một khi sản phẩm của Việt Nam được các nước khác trong khối biết đến thì cũng dễ được những nước còn lại biết đến và chấp nhận. Nhất là khi những nước này có trình độ phát triển kinh tế không cao bằng các nước như Pháp, Đức, Anh nên sản phẩm của Việt Nam có thể đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng trong những nước này hơn.

Sự ra đời của thị trường chung Châu Âu đem lại nhiều thuận lợi cho hàng xuất khẩu của tất cả các nước vào EU chứ không riêng gì đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đây thực sự vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với hàng xuất khẩu của ta. Nhưng xét theo khía cạnh tích cực. Có thể nói rằng việc hình thành thị trường chung Châu Âu vào năm 1993 đã mở ra cho Việt Nam một cơ hội thuận lợi để tăng cường xuất khẩu vào thị trường này. Đây là một nhân tố quan trọng làm tăng khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Đẩy mạnh hoạt đông xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2001 - 2010. thực trạng và giải pháp” (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)