Đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Đẩy mạnh hoạt đông xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2001 - 2010. thực trạng và giải pháp” (Trang 75 - 78)

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU GIA

1. Các giải pháp về phía Nhà nước

1.5. Đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU

Những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu như: may mặc, giầy dép, hàng nông sản, thủy hải sản, v.v... cũng là những mặt hàng chính của EU. Hiện nay, EU là thị trường quota lớn nhất và đầy tiềm năng của Việt Nam, nhưng lại là một thị trường rất khó tính. Khá nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm của ta vì lý do chất lượng, vệ sinh thực phẩm,v.v... đã không thể

vào được thị trường này, trong khi 80% thực phẩm mà người dân EU sử dụng

được nhập khẩu từ các nước khác. Ngay cả mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam sang EU, tuy chiếm 6%- 8% số lượng tôm nhập khẩu của EU hàng năm, nhưng do độ tươi kém và đôi khi có những lô hàng tôm đông lạnh còn bị

nhiễm khuẩn, vệ sinh thực phẩm chưa được bảo đảm nên giá thường bị đánh thấp hơn tôm của các nước khác tới 20% -25%.

Do chất lượng hàng xuất khẩu như vậy, nên rất nhiều sản phẩm của ta vào EU không qua con đường xuất khẩu trực tiếp mà phải qua trung gian (thông qua hợp đồng với các doanh nghiệp của một nước thứ ba) và đương nhiên nhãn mác Việt Nam cũng không được xuất hiện trên sản phẩm. Những năm gần đây có rất nhiều nước Châu Á như Nhật Bản, Singapore, Hong kong,v.v... nhập hàng của ta về chế biến và sau đó xuất khẩu sang EU. Đây chính là lý do làm cho kim ngạch xuất khẩu Việt Nam-EU theo thống kê của EU lớn hơn 2 lần theo thống kê của Việt Nam. Vì vậy mà hầu như ít người dân EU biết về các sản phẩm của Việt Nam. Nếu tình trạng này kéo dài một số hàng hoá của ta sẽ đánh mất thị phần vốn đã hết sức khiêm tốn của mình tại thị trường EU. Như vậy, hàng Việt Nam sẽ

rất khó tồn tại và phát triển trên thị trường này. Nguyên nhân chính dẫn tới chất lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam như đã nêu trên là do công nghệ sản xuất, chế biến quá lạc hậu.

Để khắc phục tình trạng lạc hậu của công nghệ, theo Em phương án tối ưu nhất đối với Việt Nam hiện nay là tăng cường nhập khẩu công nghệ hiện đại từ

EU phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam. Vì EU có thế mạnh công nghệ trong các lĩnh vực: điện tử, viễn thông, chế biến thực phẩm, khai thác dầu khí, sản xuất các thiết bị điện,v.v... là những lĩnh vực Việt Nam đang khuyến khích đầu tư.

Nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU có thể được thực hiện bằng hai biện pháp sau đây: (1) Mua sắm Chính phủ; (2) Thu hút các nhà đầu tư EU tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam. Thiết bị máy móc, công nghệ cao của các nước EU. Vì vậy, có thể khẳng định rằng để nhập khẩu

được công nghệ hiện đại từ EU chỉ có hai biện pháp nêu trên.

“Mua sắm Chính phủ” là biện pháp ưu việt để nhập khẩu được công nghệ hiện đại một cách nhanh nhất và đúng theo yêu cầu đặt ra. Nhưng đây không phải là biện pháp tối ưu đối với chúng ta hiện nay vì Việt Nam là nước nghèo nên kinh phí dành cho việc mua sắm chính phủ còn rất hạn hẹp và chỉ

ưu tiên cho những ngành trọng điểm của đất nước. Đó chính là mặt hạn chế

của biện pháp này.

“Thu hút các nhà đầu tư EU tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam” là biện pháp tối ưu để Việt Nam nhập khẩu được công nghệ

nguồn từ EU và sử dụng công nghệ này đạt hiệu quả cao trong điều kiện chúng ta rất thiếu vốn và trình độ hiểu biết còn hạn chế. Nếu đi vay tiền để nhập khẩu công nghệ thì chưa chắc các kỹ sư Việt Nam đã vận hành đạt kết quả như mong muốn, hơn nữa vay tiền thì phải có nguồn để trả. Còn ởđây vốn của phía EU góp (dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị lẻ,v.v...) sẽ trả bằng sản phẩm thu được từ quá trình sản xuất.

Để thực hiện được biện pháp này, Nhà nước Việt Nam cần phải có những

ưu đãi dành riêng cho các nhà đầu tư EU ngoài những ưu đãi và quyền lợi mà họ

sẽ được hưởng theo luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam như các nhà đầu tư

thuộc các khu vực khác. Những ưu đãi này có thể là những ưu đãi về thuế nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU, thuế suất lợi tức, thuế chuyển lợi nhuận. Các đối tác EU chỉ được hưởng những ưu đãi này nếu góp vốn bằng công nghệ hiện đại

được chế tạo tại Liên Minh và đầu tư vào các lĩnh vực sau: ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, ngành công nghiệp sản xuất các thiết bị điện, ngành điện tử, viễn thông,v.v... Quyền lợi và trách nhiệm của các nhà đầu tư EU phải được qui

định cụ thể và chi tiết trong các văn bản.

Việt Nam đã tham gia Hiệp định Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) và sắp tới sẽ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hàng nhập khẩu sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam với chất lượng cao và giá rẻ, sẽ đánh bại hầu hết hàng hoá của ta. Do vậy, con đường sống duy nhất đối với hàng Việt Nam là phải được trang bị sức cạnh tranh quốc tế để có thể tồn tại và đứng vững ngay trên lãnh địa của mình trước sự cạnh tranh quyết liệt của hàng ngoại nhập và mới có hy vọng bành trướng sang các thị trường khác. “Đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU” có lẽ là giải pháp hữu hiệu nhất đối với chúng ta lúc này để trang bị cho

thiếu vốn; năng lực và trình độ quản lý, sản xuất còn thấp và hạn chế). Như

chúng ta đều biết, các doanh nghiệp EU đã từng đáp ứng tốt nhu cầu khắt khe của thị trường EU, vì vậy có thể tin tưởng rằng hàng Việt Nam có thể chiếm lĩnh được thị trường này nói riêng và các thị trường trên toàn cầu nói chung với chất lượng cao, kiểu dáng phong phú, đa dạng và đáp ứng tốt các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường.

Nếu thực hiện tốt giải pháp “Đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ nguồn từ

EU”, Việt Nam sẽ nhanh chóng cải thiện được chất lượng hàng hoá và thay đổi nhanh cơ cấu hàng xuất khẩu, không những thế còn tạo được nhiều công ăn việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động Việt Nam. Nếu thực hiện chính sách này một cách hiệu quả nó sẽ góp phần không nhỏ cho tiến trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.

2.Các giải pháp về phía doanh nghiệp

Bên cạnh sự quan tâm hỗ trợ từ phía nhà nước đối với các doanh nghiệp , thì mỗi doanh nghiệp cần phải phát huy tính độc lập và chủ động, sáng tạo trong việc nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm, tìm ra những cách thức phù hợp để thâm nhập thị trường nước ngoài, tạo dựng uy tín của hàng hoá cũng như tên tuổi của doanh nghiệp trên trường quốc tế thì mới thực sự đem lại lợi ích to lớn, lâu dài.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Đẩy mạnh hoạt đông xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2001 - 2010. thực trạng và giải pháp” (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)