Đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Đẩy mạnh hoạt đông xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2001 - 2010. thực trạng và giải pháp” (Trang 87 - 91)

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU GIA

3.1.Đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU

3. Các giải pháp khác

3.1.Đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU

EU là một thị trường lớn trên thế giới, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá hàng năm là rất lớn. Các mặt hàng nhập khẩu của EU phần lớn là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và những mặt hàng xuất khẩu mà Việt Nam có tiềm

phần rất nhỏ trên thị trường này. Khoảng 40% khối lượng hàng Việt Nam xuất khẩu vào EU thông qua hoạt động xuất khẩu qua trung gian. Các nước Châu Á, như: Nhật Bản, Singapore, Hong Kong,v.v... đã nhập khẩu hàng của Việt Nam

đưa vào tái chế sau đó tái xuất sang thị trường EU. Do vậy mà cho đến nay hàng Việt Nam vẫn chưa thâm nhập trực tiếp được nhiều vào EU. Ngoài nguyên nhân là khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam chưa cao, còn phải kể tới một nguyên nhân quan trọng là công tác xúc tiến xuất khẩu của ta còn yếu chưa hỗ trợ

nhiều cho hàng hoá trong việc thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường EU.

Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam tại EU là rất lớn, thế nhưng tại thời điểm này do có những hạn chế nhất định (chất lượng còn kém, chủng loại và kiểu dáng đơn điệu,...) nên hàng của ta chỉ có thể thâm nhập

được vào thị trường này một cách suôn sẻ nếu như chúng ta có hoạt động xúc tiến xuất khẩu mạnh sang EU. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu do nhiều doanh nghiệp còn chưa coi trọng công tác xúc tiến xuất khẩu. Một số doanh nghiệp chú trọng tới công tác này, nhưng nguồn kinh phí còn hạn chế do khả năng tài chính hạn hẹp. Một số doanh nghiệp khác thì đầu tư khá lớn cho hoạt động này, nhưng hiệu quả thu được còn thấp, nguyên nhân là do thiếu thông tin và kinh nghiệm. Trường hợp này xảy ra đối với nhiều nước ở giai đoạn đầu hội nhập vào khu vực và thế giới, chứ không riêng gì Việt Nam. Do vậy, Nhà nước cần tài trợ một phần kinh phí và hỗ trợ trong công tác xúc tiến xuất khẩu để giúp cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận, xâm nhập dễ dàng và đứng vững trên thị trường EU.

Hàng Việt Nam xuất khẩu vào EU được hưởng GSP kể từ 1/1/1996. Việt Nam chỉ có duy nhất một mặt hàng chịu sự quản lý bằng hạn ngạch, đó là hàng dệt may. EU dành cho hàng Việt Nam những ưu đãi về thuế và mở cửa thị trường

đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam thì cũng đòi hỏi Việt Nam phải đối xử

tương tự với EU. Hơn nữa, chính sách thương mại của EU đối với các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) là không cố định. EU có thể đột ngột thay đổi chính sách đối với Việt Nam nếu phát hiện ra những sai phạm nhỏ của ta, chẳng

hạn có thể áp dụng hạn ngạch đối với một số mặt hàng nào đó, hoặc loại bỏ một hay một số mặt hàng ra khỏi danh sách hàng hoá được hưởng GSP. Do vậy, lúc này đây khi năng lực cạnh tranh của hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam trên thị

trường EU còn yếu nên rất cần sự trợ giúp của Nhà nước trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Chính phủ Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa trong đàm phán với Uỷ

Ban Châu Âu (EC) để giảm thuế và mở rộng thị trường hơn nữa cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang EU là công việc chính của doanh nghiệp, nhưng tại thời điểm này do có những hạn chế nhất định nên rất cần sự trợ

giúp của Nhà nước.

* H tr ca Nhà nước trong công tác xúc tiến xut khu sang EU:

Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam thâm nhập dễ dàng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU, Nhà nước nên thực hiện một số

hoạt động trợ giúp sau:

- Đẩy mạnh xây dựng chiến lược phát triển thị trường EU thông qua việc

đàm phán, ký kết các Hiệp định, thoả thuận thương mại song phương và đa phương nhằm tạo ra các tiền đề, hành lang pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu.

- Thảo luận ở cấp Chính phủ về mở cửa thị trường, trước hết là đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hiện nay, EU được coi là thị

trường có mức bảo hộ cao nhất. Sự bảo hộ này dưới cả 2 hình thức là thuế quan và phi quan thuế, đặc biệt là các biện pháp phi quan thuế (rào can kỹ thuật). Trong khi hàng Việt Nam đang rất khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường EU, Chính phủ nên tích cực và chủ động đề nghị Uỷ Ban Châu Âu mở rộng qui mô mậu dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho hàng của ta vào thị trường này, nhất là nông sản, thủy hải sản, rau quả, thịt gia súc và gia cầm, đồ gỗ gia dụng và hàng thủ công mỹ nghệ. Thảo luận ở cấp Chính phủ về mở cửa thị trường là một trong những biện pháp khá hiệu quả mà rất nhiều nước đang phát triển đã áp dụng

thành công trong đàm phán với các nước phát triển để mở rộng thị trường xuất khẩu ở giai đoạn đầu thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá, Thái Lan là một ví dụ.

- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xúc tiến và tiếp cận thị trường. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hiện nay gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm đối tác EU, nhất là những đối tác đáng tin cậy. Do vậy cần thiết phải nâng cao vai trò của các thương vụ trong việc xúc tiến thương mại, tìm các đối tác, ngân hàng tin cậy cho doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra do điều kiện đi lại xa xôi, chi phí tốn kém nên vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu thị trường cũng như

những thay đổi diễn ra trên thị trường rất bị hạn chế. Vì vậy, Bộ Thương mại phải yêu cầu thương vụ tại các nước EU tăng cường hoạt động của mình. Thương vụ phải thường xuyên thông báo về Bộ Thương mại từng diễn biến trên thị

trường: những thay đổi về hệ thống pháp luật, quy chế nhập khẩu, thuế quan, tỷ

giá, lạm phát, xu hướng thương mại,v.v... đến những diễn biến cho từng mặt hàng xuất khẩu cụ thể của Việt Nam sang EU như dự báo cung, cầu, giá cả, vấn đề

cạnh tranh, thị hiếu, kênh phân phối, cách tiếp cận thị trường,v.v... Tất cả những việc làm trên phải được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí chứ không nên để

doanh nghiệp chịu tất cả. Bộ thương mại phải yêu cầu các thương vụ giúp đỡ

tích cực cho các doanh nghiệp, khi đi nghiên cứu, khảo sát thị trường tại EU

để công việc triển khai có hiệu quả, tránh chi phí tốn kém. Chi phí đi lại và nghiên cứu thị trường của một số doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng cần khuyến khích phải được Chính phủ hỗ trợ một phần bởi các doanh nghiệp của nước ta còn rất nghèo, trong khi các doanh nghiệp nước khác hơn hẳn ta mà vẫn được Chính phủ hỗ trợ cho việc xúc tiến và tiếp cận thị trường, như Trung Quốc và Thái Lan.

- Cho phép thành lập một Trung tâm xúc tiến thương mại Việt Nam tại EU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

để hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Việc làm này có thể thu hút được các doanh nghiệp và cộng đồng người Việt thuê diện tích tại trung tâm để giới thiệu

sản phẩm, bán hàng, giao dịch mua hàng của EU, tạo đầu mối, xúc tiến cho các doanh nghiệp trong nước triển khai quan hệ buôn bán với các bạn hàng EU.

- Đẩy mạnh công tác trợ cấp xuất khẩu dưới hình thức thưởng xuất khẩu, tỷ giá khuyến khích đối với ngoại tệ thu được nhờ xuất khẩu, hoặc gián tiếp dùng ngân sách Nhà nước tuyên truyền xúc tiến thương mại. Mở rộng trợ cấp đối với nhiều mặt hàng Việt Nam có lợi thế, không nên chỉ bó gọn dành cho các sản phẩm nông nghiệp.

* Hot động xúc tiến xut khu ca doanh nghip Vit Nam sang th trường EU:

Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để

tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, các doanh nghiệp xuất khẩu của ta phải nâng cao năng lực tiếp thị, tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị

trường EU: (1) Chủ động tìm kiếm đối tác, chào hàng thông qua việc tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề được tổ chức tại Việt Nam hoặc EU, qua tham tán thương mại tại các nước thành viên EU và qua văn phòng EU tại Việt Nam; (2) Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường EU trực tiếp hoặc thông qua Phòng Thương Mại EU tại Việt Nam (sẽ mở vào cuối năm 2000), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cục Xúc tiến Thương mại- Bộ Thương mại, Tham tán thương mại các nước thành viên EU, Tham tán thương mại Việt Nam tại các nước EU, Trung tâm thông tin thương mại-Bộ Thương mại và qua tài liệu để biết được chính sách kinh tế và thương mại của EU, qui chế nhập khẩu của EU, nhu cầu thị hiếu về hàng hoá và những mặt hàng xuất khẩu nào của Việt Nam sang thị trường này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao tại từng thời điểm.

3.2. Chú trng công tác đào to để nâng cao năng lc cán b - mt nhân t góp phn không nh trong vic tăng kh năng cnh tranh ca các doanh

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Đẩy mạnh hoạt đông xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2001 - 2010. thực trạng và giải pháp” (Trang 87 - 91)