ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2001

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Đẩy mạnh hoạt đông xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2001 - 2010. thực trạng và giải pháp” (Trang 58 - 60)

I. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

Là thị trường rộng lớn, có nhu cầu rất phong phú và đa dạng về hàng hoá, EU là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam hiện nay. Trong khi thị trường Châu Á tạm thời bị thu hẹp, thị trường Mỹ mới bắt

sự lựa chọn lý tưởng để chúng ta thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế “Hướng về xuất khẩu” và chiến lược “Đẩy mạnh xuất khẩu”.

Tuy nhiên, so với các thị trường xuất khẩu khác của Việt Nam thì EU lại là một thị trường cực kỳ khó thâm nhập: không những cạnh tranh rất gay gắt mà thị hiếu tiêu dùng cũng rất khắt khe, kênh phân phối phức tạp và có nhiều quy định ngặt nghèo về hàng nhập khẩu. Song, Việt Nam và EU có cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu hoàn toàn bổ sung cho nhau. Do vậy, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng mình có lợi thế, đồng thời tăng cường nhập khẩu máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ hiện đại của EU để phát triển sản xuất tạo động lực đẩy mạnh nền kinh tế phát triển. Những sản phẩm thu được từ quá trình sản xuất hiện đại lại xuất khẩu trở lại EU.

Muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU giai đoạn 2001 - 2010, trước hết chúng ta cần phải định hướng đúng mặt hàng xuất khẩu và từng thị

trường xuất khẩu cụ thể trong nội bộ EU giai đoạn 2001 - 2010.

1. Định hướng phát triển mặt hàng xuất khẩu vào thị trường EU giai đoạn 2001 - 2010 2001 - 2010

Giai đoạn 2001 - 2010 là giai đoạn đầy khó khăn và thử thách đối với hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường này vì EU đang giảm dần ưu đãi thuế quan

đối với hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển và sẽ kết thúc giai đoạn 2 thực hiện GSP vào cuối năm 2004, hơn nữa thời kỳ này chúng ta lại ở vào thế rất bất lợi trong cuộc cạnh tranh giành giật thị trường với hàng xuất khẩu của Trung Quốc và các nước ASEAN. Việc Trung Quốc ký Hiệp định Thương mại với EU, là thành viên của WTO và sự hồi phục kinh tế sau khủng hoảng của các nước ASEAN sẽ là yếu tố không thuận trong các cố gắng cạnh tranh thị phần của Việt Nam. Do vậy, phương án tối ưu nhất để xâm nhập và có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường này trong 10 năm (2001 - 2010) thì ngay lúc này chúng ta cần phải xác định phương hướng phát triển mặt hàng xuất khẩu vào thị trường EU giai đoạn 2001 - 2010.

1.1 Đối vi nhóm hàng xut khu truyn thng: Về phía Nhà nước cần có những chính sách và biện pháp thích hợp làm động lực phát triển sản xuất và có những chính sách và biện pháp thích hợp làm động lực phát triển sản xuất và

đẩy mạnh xuất khẩu. Về phía doanh nghiệp phải hiểu rõ nhu cầu thị hiếu luôn luôn biến đổi trên thị trường này để cải thiện chất lượng hàng hoá, mẫu mã và bao gói cho phù hợp. Các doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng tốt nhất các qui chế nhập khẩu của EU để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá nhằm mục đích giữ vững và mở rộng thị

phần, vì đây là nhóm hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam (chiếm 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU hàng năm). Với sự nỗ lực của cả Nhà nước và doanh nghiệp thì nhóm hàng xuất khẩu truyền thống mới có thể đứng vững và phát triển được trên thị trường Liên Minh Châu Âu - một trong những thị trường rộng lớn và khắt khe nhất trên thế giới.

Dưới đây nêu định hướng phát triển xuất khẩu một số mặt hàng :

- Giày dép và sản phẩm da: 80% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm da giày của Việt Nam sang EU là làm gia công cho nước ngoài nên hiệu quả kinh tế rất

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Đẩy mạnh hoạt đông xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2001 - 2010. thực trạng và giải pháp” (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)