Chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Đẩy mạnh hoạt đông xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2001 - 2010. thực trạng và giải pháp” (Trang 72 - 73)

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU GIA

1.2.Chính sách tín dụng

1. Các giải pháp về phía Nhà nước

1.2.Chính sách tín dụng

Đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU đều có qui mô vừa và nhỏ, nên khả năng cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu không cao; vì thế để đẩy mạnh, mở rộng qui mô và nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang thị trường này, Nhà nước cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn thông qua hệ thống ngân hàng. Để triển khai hoạt động hỗ trợ này, Nhà nước Việt Nam nên thực hiện các biện pháp sau đây:

- Sử dụng có hiệu quả quỹ hỗ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất thấp, giải quyết được khó khăn về vốn lưu động và vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị. Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thâm nhập được thị trường EU - một thị trường có yêu cầu rất khắt khe về

- Đảm bảo sự bình đẳng thực sự trong quan hệ tín dụng ngân hàng trên cơ

sở pháp luật giữa các thành phần kinh tế. Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng từ các ngân hàng cũng như các định chế tài chính. Đơn giản hoá thủ tục vay vốn và yêu cầu thế chấp tài sản của ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

- Xúc tiến thành lập ngân hàng chuyên doanh của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp lớn với sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế.

- Quy định tỷ lệ tín dụng tối thiểu bắt buộc dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích các ngân hàng góp vốn, các ngân hàng vừa và nhỏ cùng hợp tác kinh doanh.

- Mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhà nước cần thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng. Quỹ này thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp có khả năng phát triển nhưng không có đủ tài sản để thế chấp vay vốn. Quỹ được thành lập dưới hình thức là một tổ chức tài chính của Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả được vay vốn theo phương thức tự vay, tự trả.

- Thực hiện lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, kinh doanh xuất khẩu sang EU có hiệu quả, sản xuất sản phẩm mới hoặc nghiên cứu

ứng dụng khoa học công nghệ mới.

- Mở rộng hình thức tín dụng thuê mua. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được vay tín dụng ưu đãi theo qui định của Nhà nước. Ngoài ra, cần phát triển mạnh hình thức thuê mua tài chính với các thiết bị dây chuyền sản xuất.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Đẩy mạnh hoạt đông xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2001 - 2010. thực trạng và giải pháp” (Trang 72 - 73)