- Nếu căn cứ vào nguồn cung cấp vật liệu thì vật liệu được phân thành.
b. Sơ đồ kế toán nguyên liệu, vật liệu
Ví dụ 3.2.
Tại một doanh nghiệp, trong quý 4/N có tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu như sau:
1. Ngày 5/10 mua chịu vật liệu X của Cty ABC, theo hoá đơn GTGT số….. ngày…., giá mua chưa thuế GTGT 90.000.000đ, thuế GTGT 10%, nhập kho đủ theo phiếu nhập kho số… ngày…Chi phí vận chuyển hàng về nhập kho thanh toán bằng tiền tạm ứng, theo hóa đơn GTGT số….ngày…, giá mua chưa thuế GTGT là 1.000.000đ, thuế GTGT 10%.
Xuất trực tiếp sản xuất sản phẩm 621 Xuất phục vụ sản xuất, kinh doanh 627, 641… Kiểm kê phát hiện thiếu chờxửlý 1381 Nhập kho, kiểm kê phát hiện thừa 111, 112, 331… 133 Mua vật liệu nhập kho 3381 Nhập lại kho vật liệu xuất sản xuất sản phẩm thừa 621 152
2. Do 1/3 lô hàng mua ngày 5/10 không đúng quy cách ghi trong hợp đồng, doanh nghiệp gửi văn bản kèm biên bản kiểm nghiệm, yêu cầu trả lại số hàng này. Ngày 20/10 doanh nghiệp đã lập hóa đơn và phiếu xuất kho cho số hàng trả lại, bên bán đã nhận lại hàng tại kho, giá trị hàng trả lại được thỏa thuận trừ vào nợ phải trả
3. Ngày 28/10 mua chịu vật liệu X của Công ty ABC, đã nhận được hóa đơn GTGT số…ngày… giá mua chưa thuế GTGT 50.000.000đ, thuế GTGT 10%, vật liệu chưa về nhập kho.
4. Do chất lượng hàng nhận ngày 5/10 không đạt tiêu chuẩn đã ghi trong hợp đồng, doanh nghiệp gửi văn bản yêu cầu cty ABC giảm giá, kèm biên bản kiểm nhận hàng. Ngày 30/10, nhận hóa đơn điều chỉnh giảm 5% giá trị lô hàng mua ngày 5/10, khoản giảm này được trừ vào nợ phải trả người bán. Doanh nghiệp đã nhận được hóa đơn GTGT điều chỉnh giảm giá từ công ty ABC.
5. Ngày 31/10 số vật liệu mua ngày 10/10 vẫn chưa về nhập kho.
6. Ngày 5/11 nguyên vật liệu mua ở ngày 10/10 vềđến doanh nghiệp và đã nhập kho đủ theo phiếu nhập kho số…. ngày….
7. Ngày 10/11, doanh nghiệp ký hợp đồng mua hàng của công ty ABC theo phương thức chuyển hàng, trị giá hàng chưa có thuế GTGT là 100.000.000đ, thuế GTGT 10%. Thời gian sau, nhận được hàng do công ty ABC chuyển đến nhưng bị thiếu 10%, doanh nghiệp chỉ chấp nhận thanh toán theo số hàng thực nhận, tiền hàng chưa thanh toán.
8. Ngày 15/11, doanh nghiệp mua nguyên vật liệu của Cty ABC là theo phương thức nhận hàng, trị giá hàng chưa thuế GTGT là 90.000.000đ, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng chuyển khỏan. Khi hàng về kiểm nghiệm trước khi nhập kho thì mới phát hiện thiếu 10%.
9. Ngày 20/11, doanh nghiệp mua nguyên vật liệu của Cty ABC là theo phương thức nhận hàng, trị giá hàng chưa thuế GTGT là 80.000.000đ, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng chuyển khỏan. Khi hàng về kiểm nghiệm trước khi nhập kho thì mới phát hiện thừa 10%.
10.Ngày 30/11 xuất nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm A 200.000.000đ
11.Ngày 30/11 kiểm kê hàng tồn kho phát hiện vật liệu thừa một số vật liệu, tính theo giá hiện hành là 6.000.000đ, chưa rõ nguyên nhân. Kế toán căn cứ vào biên bản kiểm kê để ghi nhận việc phát hiện thừa.
12.Ngày 5/12 doanh nghiệp tiếp tục mua vật liệu của cty ABC (đây là lần mua cuối cùng trong năm) với giá mua chưa thuế GTGT (10%) là 10.000.000 và đạt mức hưởng chiết khấu thương mại 2% trên tổng giá trị hàng mua trong quý 4.
Yêu cầu:Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
3.2. Kế toán công cụ, dụng cụ
3.2.1. Khái niệm và đặc điểm của công cụ, dụng cụ
Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với TSCĐ, nhưng nó có thể tham gia vào nhiều chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, tùy theo công cụ, dụng cụ xuất dùng có giá trị nhỏ hay lớn, thời gian sử dụng ngắn hay dài mà kế toán có thể ghi nhận toàn bộ một lần hay phân bổ nhiều lần giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh, đồng thời kế toán phải theo dõi cả về hiện vật và giá trị trên sổ kế toán chi tiết theo nơi sử dụng và người chịu trách nhiệm vật chất trong suốt thời gian sử dụng .
Do đó, để tính chính xác phần giá trị của công cụ, dụng cụ tham gia vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán phải sử dụng các phương pháp phân bổ sau:
‒ Phân bổ 1 lần (phân bổ 100%): Áp dụng trong trường hợp xuất dùng công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ, doanh nghiệp sẽ tính hết giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh giống như nguyên vật liệu
‒ Phân bổ 2 lần (phân bổ 50%): Áp dụng trong trường hợp xuất dùng công cụ, dụng cụ có giá trị tương đối lớn không thể tính hết 1 lần vào chi phí sản xuất kinh doanh. Theo phương pháp này tại thời điểm xuất dùng kế toán sẽ phân bổ 50% giá trị của công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh. Đến khi công cụ, dụng cụ bị hỏng, bị mất hoặc hết thời hạn sử dụng theo quy định thì kế toán sẽ phân bổ phần giá trị còn lại của công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo công thức:
Mức phân bổ lần 2 = Giá trị công cụ, dụng cụ báo hỏng - Giá trị phế liệu thu hồi - Khoản bồi thường vật chất (nếu có) 2
‒ Phân bổ nhiều lần: áp dụng trong trường hợp xuất dùng công cụ, dụng cụ có giá trị lớn không thể phân bổ kiểu 2 lần như trang bị lần đầu hay thay thế hàng loạt công cụ, dụng cụđang dùng... Khi đó, kế toán phải căn cứ vào giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng, thời gian có thể sử dụng và mức độ tham gia của nó trong quá trình sản xuất kinh doanh để xác định số lần phải phân bổ và mức phân bổ mỗi lần.
3.2.2. Chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán liên quan đến nhập xuất công cụ dụng cụđược thực hiện tương tự như nguyên vật liệu. Tuy nhiên, để phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần có giá trị lớn, thời gian sử dụng dưới 1 năm hoặc trên một năm được phản ánh trên tài khoản 142 và 242 kế toán còn sử dụng Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (Mẫu số 07- VT)
3.2.3. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Để theo dõi nhập, xuất và tồn kho công cụ, dụng cụ kế toán sử dụng tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ có kết cấu như sau:
TK 153
Nhập kho công cụ, dụng cụ Xuất kho công cụ, dụng cụ
SDCK: Công cụ, dụng cụ tồn kho CK
Ví dụ 3.3.
Tại một doanh nghiệp, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, trong kỳ phát sinh tình hình liên quan đến công cụ, dụng cụ như sau:
1. Ngày 1/1N xuất dụng cụ lao động trang bị cho công nhân sản xuất, loại phân bổ 2 lần (định mức thời gian sử dụng của dụng cụ này là 5 tháng). Giá trị dụng cụ 5.000.000. 2. Ngày 30/4/N nhận phiếu báo hỏng dụng cụ này và biên bản xử lí bắt người sử dụng phải
bồi thường thiệt hại do làm hỏng dụng cụ trước thời hạn quy định, số tiền bắt bồi thường 1.000.000 phải trừ vào lương.
3. Ngày 1/5/N, xuất kho dụng cụ để trang bị lần đầu cho cửa hàng giới thiệu sản phẩm, trị giá 240.000.000đ thời gian phân bổ 2 năm, bắt đầu từ tháng này.
3.3. Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính.
Thông tin về nguyên, vật liệu và công cụ, dụng cụ được trình bày trên Bảng cân đối kế toán, phần “Tài sản ngắn hạn” theo 2 chỉ tiêu: giá gốc và dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Theo cách này, kế toán đã thể hiện nguyên tắc “thận trọng”và như vậy kế toán đã cung cấp thông tin về giá trị hàng tồn kho một cách trung thực.
Thông tin về hàng tồn kho còn được thuyết minh trong “bản thuyết minh báo cáo tài chính”: các chính sách áp dụng trong việc đánh giá hàng tồn kho, giá gốc của từng loại hàng tồn kho, khoản lập dự phòng hay hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho và thuyết minh về các sự kiện dẫn đến lập thêm hoặc hoàn nhập dự phòng, giá trị ghi sổ của hàng tồn kho đã dùng để thế chấp, cầm cố.
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG
Bài 1: Một doanh nghiệp thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Các đối tượng cung cấp nguyên vật liệu cho DN đều phát hành hóa đơn GTGT với cùng thuế suất 10%. Doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho.
Số liệu vật liệu tồn kho đầu tháng: Vật liệu chính: 600kg giá thực tế 43.000đ/kg; Vật liệu phụ: 100kg giá thực tế 32.000đ/kg
Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
Kiểm kê, phát hiện thiếu Nhập kho, kiểm kê phát hiện thừa 111, 112, 331… 133 Mua vật liệu nhập kho 3381 Xuất phân bổ1 lần Xuất phân bổ nhiều lần 142, 242 627, 641, 642… Phân bổ 153 1381, 1388, ...
1. Mua vật liệu chính của người bán A với số lượng 200kg, đơn giá 43.500đ/kg, hàng đã nhập đủ về kho, chưa thanh toán tiền. Chi phí vận chuyển và bốc vác số hàng này trả bằng tiền mặt 100.000đ
2. Xuất 280kg vật liệu chính cho phân xưởng sản xuất để chế tạo sản phẩm
3. Xuất vật liệu phụ cho phân xưởng sản xuất: 30kg để chế tạo sản phẩm và 15 kg để phục vụ quản lý phân xưởng
4. Mua vật liệu của người bán B chưa thanh toán tiền: Vật liệu chính 200kg, đơn giá 44.000đ/kg, vật liệu phụ 50kg đơn giá 32.400đ/kg; hàng đã về kho.
5. Xuất 35kg vật liệu phụ cho bộ phận bán hàng
6. Xuất 200kg vật liệu chính cho phân xưởng sản xuất để chế tạo sản phẩm. 7. Xuất 40kg vật liệu phụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp
Yêu cầu: Định khoản và phản ánh các nghiệp vụ phát sinh vào tài khoản chữ T trong trường hợp DN sử dụng các phương pháp tính giá hàng xuất kho như sau: Nhập trước - xuất trước (FIFO); Nhập sau - xuất trước(LIFO); Đơn giá bình quân gia quyền cốđịnh.
Bài 2: Tại một doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, vật liệu mua vào đều có hoá đơn giá trị gia tăng với thuế suất 10%, tính trị giá xuất kho vật liệu theo phương pháp nhập trước xuất trước, khấu hao tài sản cốđịnh theo phương pháp đường thẳng có số liệu sau:
Số dư đầu tháng 6/200x: