- CCDC B 500 cái dùng cho quản lý doanh nghiệp, trị giá 6tr, loại phân bổ 3 kỳ
- CCDC C 200 cái dùng cho bộ phận bán hàng, trị giá 3 tr, loại phân bổ 50%
7. Bộ phận sản xuất báo hỏng CCDC xuất dùng tháng trước, trị giá 3 tr, loại phân bổ 4 kỳ, phế liệu thu hồi bán thu bằng tiền mặt 0,2tr
Yêu cầu:Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
Bài 5: DN hạch toán hàng tồn kho theo pphhưươơnnggpphhááppkkiiểểmmkkêêđđịịnnhhkkỳỳ,,ttíínnhhggiiááhhàànnggttồồnnkkhhoo t
thheeoopphhưươơnnggpphhááppFFIIFFOO,,kkêêkkhhaaiivvàànnộộpptthhuuếếGGTTGGTTtthheeoopphhưươơnnggpphhááppkkhhấấuuttrrừừ, có tình hình ,
về vật liệu như sau:
Số dưđầu kỳ TK 152: 300kg x 15.700
1- Nhập kho vật liệu, số lượng 500kg, đơn giá 15.500 đ/kg, thuế GTGT 10%, chưa trả tiền cho ngươi bán. Chi phí vận chuyển phát sinh đã thanh toán bằng tiền mặt la 150.000đ
2- Nhập kho vật liệu, số lượng 200kg, đơn giá 16.000 đ/kg, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng TGNH
3- Cuối kỳ kiểm kê kho vật liệu: tồn 300kg vật liệu
Yêu cầu:
- Tính giá trị vật liệu tồn kho, vật liệu xuất dùng trong kỳ
- Tính toán và định khoản các nghiệp vụ trên biết Vật liệu xuất trong kỳ được dùng đểsản xuất sản phẩm sản xuất sản phẩm
Chương 4. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
4.1. Những vấn đề chung về kế toán tài sản cố định 4.1.1. Khái niệm và phân loại 4.1.1. Khái niệm và phân loại
Tài sản cốđịnh là những tài sản có hình thái vật chất hoặc không có hình thái vật chất, nhưng xác định được giá trị, do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cốđịnh.
Trong doanh nghiệp sử dụng nhiều loại tài sản cốđịnh khác nhau về công dụng cũng như mục đích sử dụng, do đó để quản lý cần phải sắp xếp, phân chia tài sản cốđịnh theo từng loại, nhóm tương ứng với các tiêu thức khác nhau. Có nhiều tiêu thức được sử dụng để phân loại tài sản cốđịnh.
a. Phân loại theo hình thái biểu hiện và nội dung kinh tế:
Theo cách phân loại này tài sản cốđịnh được chia thành tài sản cốđịnh hữu hình và tài sản cốđịnh vô hình.
‒ Tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình là những tài sản cốđịnh có hình thái vật chất.
‒ Tài sản cố định vô hình là những tài sản cốđịnh không có hình thái vật chất
b. Phân loại theo tình hình sử dụng và công dụng kinh tế:
Theo cách phân loại này, TSCĐ trong doanh nghiệp được chia thành các loại sau đây: ‒ Tài sản cốđịnh đang dùng cho mục đích kinh doanh, bao gồm:
+ TSCĐ đang dùng trong sản xuất: là những tài sản cố định đang dùng cho các hoạt động sản xuất chính, phụ.
+ TSCĐ đang dùng ngoài sản xuất: là những tài sản cố định hoặc đang dùng trong hoạt động bán hàng, quản lý doanh nghiệp hoặc đang sử dụng trong hoạt động kinh doanh khác nhưđầu tư, cho thuê ...
‒ TSCĐđang dùng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng. ‒ TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ cho nhà nước.
‒ TSCĐ chưa sử dụng: là những TSCĐ được phép dự trữ để sử dụng trong tương lai.
‒ TSCĐ chờ xử lý: là những TSCĐ hư hỏng chờ thanh lý: tài sản cốđịnh không cần dùng chờ nhượng bán, di chuyển đi, tài sản cốđịnh thiếu chờ giải quyết.
c. Phân loại theo nguồn hình thành
Theo nguồn hình thành, tài sản cốđịnh bao gồm các loại sau đây:
‒ Tài sản cố định hình thành bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là những TSCĐđược mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp.
‒ Tài sản cốđịnh đầu tư bằng vốn tín dụng là những TSCĐđược mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn vay.
‒ Tài sản cốđịnh được đầu tư bằng vốn ngân sách là những tài sản cốđịnh được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn do Nhà nước cấp.
d. Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu.
Theo cách phân loại này, tài sản cố định trong doanh nghiệp được chia làm các loại sau đây:
‒ Tài sản cốđịnh thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu doanh nghiệp: là những tài sản cố định được xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn chủ sở hữu hoặc
‒ Tài sản cốđịnh đi thuê bao gồm TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động
4.1.2. Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định a. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình a. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình
Tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn sau: (1). Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; (2). Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy;
(3). Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
(4). Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo qui định hiện hành. Đối với nước ta tiêu chuẩn về giá trị là 10.000.000đ trở lên áp dụng từ ngày 1/1/2004.
b. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình
Một tài sản vô hình được ghi nhận là TSCĐ vô hình phải thỏa mãn đồng thời: (1). Định nghĩa về TSCĐ vô hình; và
(2). 4 tiêu chuẩn giống như 4 tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình
4.1.3. Đặc điểm và yêu cầu quản lý
Tài sản cố định hữu hình có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu ; và vì tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên tài sản cốđịnh hữu hình còn có đặc điểm là hao mòn dần và giá trị của nó chuyển dần vào chi phí của đối tượng sử dụng liên quan.
Tài sản cố định vô hình có đặc điểm liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp nên giá trị của nó cũng được chuyển dần vào chi phí của đối tượng sử dụng liên quan.
Do đặc điểm của TSCĐ có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài nên yêu cầu phải quản lý TSCĐ về cả 2 mặt hiện vật và giá trị từ quá trình hình thành (kế toán tăng TSCĐ), quá trình sử dụng (kế toán khấu hao TSCĐ), quá trình bảo quản (kế toán sửa chữa TSCĐ) và đến khi không còn dùng ở DN (kế toán giảm TSCĐ).
4.2. Kế toán tăng, giảm tài sản cố định 4.2.1. Chứng từ kế toán 4.2.1. Chứng từ kế toán
Trong mọi trường hợp tăng giảm tài sản cốđịnh đều phải lập chứng từ và thực hiện đúng thủ tục quy định. Kế toán có nhiệm vụ lập và hoàn chỉnh hồ sơ tài sản cốđịnh về mặt kế toán.
Tài sản cố định phải được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi tài sản cố định, theo từng loại tài sản cố định và theo địa điểm bảo quản, sử dụng, quản lý tài sản cố định. Mỗi tài sản cố định trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (bộ hồ sơ gồm có biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng, hóa đơn mua tài sản cố định và các chứng từ khác có liên quan) và phải được đánh số và có thẻ riêng.
Mọi trường hợp tăng tài sản cốđịnh bất luận do nguyên nhân nào, doanh nghiệp đều phải thành lập ban kiểm nhận tài sản cốđịnh. Thành phần của ban kiểm nhận nhất thiết phải có đại diện của phòng kỹ thuật và đại diện của phòng kế toán do giám đốc quyết định.
Ban kiểm nhận có nhiệm vụ nghiệm thu tài sản cốđịnh và căn cứ vào kết quả nghiệm thu, cùng đại diện đơn vị giao tài sản, lập “biên bản giao nhận tài sản cố định”. Biên bản này được lập cho từng đối tượng ghi tài sản cố định. Đối với những tài sản cố định cùng loại, cùng giao nhận một lần và cùng do một đơn vị chuyển giao thì có thể lập chung một biên bản giao nhận, nhưng sau đó phòng kế toán phải sao lục cho mỗi đối tượng tài sản cố định một bản để lưu hồ sơ riêng cho từng đối tượng. Biên bản giao nhận tài sản cốđịnh được lập thành
hai bản có chữ ký của thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng, ban kiểm nhận, đại diện bên giao và bên nhận. Đơn vị nhận giữ một bản còn một bản giao cho đại diện bên giao.
Căn cứ vào lý lịch và tài liệu gốc của tài sản cố định, phòng kế toán đánh số ký hiệu vào biên bản giao nhận, lý lịch và các tài liệu gốc khác của tài sản cốđịnh, đồng thời sao lục các tài liệu kỹ thuật cần thiết cho công tác kế toán và kiểm tra sau này (như các tài liệu quy định về chế độ sử dụng, chu kỳ sửa chữa lớn, công suất tối đa, tối thiểu, định mức tiêu hao nhiên liệu, động lực ....) Biên bản giao nhận tài sản cố định, các bản sao tài liệu kỹ thuật và các tài liệu gốc khác có liên quan đến kế toán (như hóa đơn chứng từ vận chuyển, bốc dỡ ...) phòng kế toán giữ lại và lập thành bộ hồ sơ kế toán gốc của tài sản cốđịnh để làm căn cứ tổ chức kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết tài sản cố định. Khi chuyển giao tài sản cốđịnh đi đơn vị khác, toàn bộ hồ sơ kỹ thuật (gồm lý lịch và các tài liệu kỹ thuật) và bản sao tài liệu kế toán cần thiết của tài sản cốđịnh được gửi kèm với đối tượng tài sản cốđịnh cho đơn vị nhận.
Căn cứ vào các hồ sơ kế toán, phòng kế toán mở thẻ tài sản cố định (Mẫu số S23- DN) để theo dõi chi tiết từng đối tượng tài sản cốđịnh. Thẻ tài sản cốđịnh mở cho từng đối tượng tài sản riêng biệt theo mẫu quy định thống nhất của nhà nước. Đối với những tài sản cố định cùng loại, có giá trị nhỏ, số lượng nhiều, có công dụng và giá trị khác nhau, cùng nhận trong cùng một thời gian và cùng xuất cho một đơn vị sử dụng thì có thể mở chung một thẻ tài sản cốđịnh, nhưng trong thẻ phải kê khai tên và số ký hiệu của từng đối tượng.
Thẻ tài sản cố định được lập một bản và để lại phòng kế toán doanh nghiệp để theo dõi, ghi chép những diễn biến trong quá trình sử dụng tài sản cốđịnh như tình hình trích khấu hao, tình hình sửa chữa lớn ... Thẻ tài sản cố định sau khi lập xong được đăng ký vào sổ tài sản cố định (Mẫu S21-DN). Ngoài mục đích đăng ký thẻ, sổ tài sản cố định còn phản ánh một số chỉ tiêu chủ yếu như nguyên giá, công suất, tỷ lệ khấu hao ... để nắm tình hình chung về tài sản cốđịnh hiện có. Sổ tài sản cốđịnh được lập chung cho doanh nghiệp một quyển và cho từng đơn vị sử dụng mỗi nơi một quyển.
Toàn bộ thẻ tài sản cố định phải được bảo quản tập trung trong hòm thẻ. Hòm thẻ tài sản cố định chia thành nhiều ngăn để sắp xếp thẻ phù hợp với yêu cầu phân loại tài sản cố định.
Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tài sản cố định. Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu tài sản cốđịnh đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý.
4.2.2. Xác định giá trị ban đầu của tài sản cố định
Xác định giá TSCĐ là việc tính toán giá trị ghi sổ của TSCĐ . Xuất phát từ đặc điểm:TSCĐ tham gia vào nhiều chu kì kinh doanh và giá trị hao mòn dần, dẫn đến yêu cầu ghi sổ theo 2 loại giá là giá trị ban đầu (nguyên giá) và giá trị trong quá trình sử dụng ( giá trị còn lại).
Xác định giá trị TSCĐ là điều kiện cần thiết để kế toán tài sản cốđịnh, tính khấu hao và để phân tích, đánh giá năng lực sản xuất, tình hình trang bị cũng như hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh trong doanh nghiệp.
4.2.1. Xác định giá trị ban đầu của TSCĐ
TSCĐ phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá
được biếu tặng được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý ban đầu; Trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầu thì ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
(a) Xác định nguyên giá của tài sản cố định hữu hình.
Tùy theo từng trường hợp hình thành, nguyên giá TSCĐ hữu hình được xác định như sau: