Kế toán TSCĐ phát hiện thiếu

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN DU LỊCH (Trang 59 - 62)

- Tài sản cố định hữu hình được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa :

e.Kế toán TSCĐ phát hiện thiếu

Giảm TSCĐ trong trường hợp này, kế toán phải phản ánh được các ảnh hưởng đến tình hình tài chính của DN như sau:

 Giảm TSCĐ HH theo nguyên giá.

 Đồng thời giảm hao mòn TSCĐ theo số khấu hao lũy kế và

 Tăng tài sản thiếu chờ xử lý nếu chưa xác định nguyên nhân theo giá trị còn lại.

Ví dụ 4.12

‒ Ngày 1/1: Phát hiện thiếu một TSCĐHH ở bộ phận quản lý DN chưa xác định được nguyên nhân. Tài sản này có nguyên giá 18 triệu đồng đã hao mòn (tính đến ngày 1/1) là 6 triệu đồng.

‒ Ngày 10/1 Quyết định xử lý: Giá trị còn lại của tài sản thiếu được xử lý bắt người chịu trách nhiệm bồi thường 50% bằng cách trừ lương trong 3 tháng, bắt đầu từ tháng này và tính vào chi phí khác 50%.

Kế toán ghi:

Phát hiện thiếu TSCĐHH chờ xử lý

Nợ TK 138(1381) 12.000.000

Có TK 211 18.000.000

Ngày 10/1, kế toán ghi: Quyết định xử lý TSCĐHH thiếu

Nợ TK 811 6.000.000

Nợ TK 138(1388) 6.000.000

Có TK 138(1381) 12.000.000

Lưu ý: Trường hợp phát hiện thiếu TSCĐ phúc lợi, kế toán ghi giảm TSCĐ (giảm nguyên giá, giảm giá trị hao mòn) và giảm quỹ phúc lợi hình thành TSCĐ phúc lợi theo giá trị còn lại. Các bút toán này cũng có thể vận dụng trong trường hợp nhượng bán hoặc thanh lý tài sản cốđịnh phúc lợi

Phát hiên thiếu TSCĐ phúc lợi

Nợ TK 3533 xxx

Nợ TK 214 xxx

Có TK 211 xxx

Nếu có thu được khoản bắt người chịu trách nhiệm bồi thường, kế toán ghi tăng quỹ phúc lợi.

Nợ TK 138(1388) xxx

Có TK 3532 xxx

4.3. Kế toán khấu hao tài sản cố định

Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn. Phần giá trị hao mòn này được tính vào chi phí dưới hình thức trích khấu hao. Như vậy có thể hiểu:

Hao mòn tài sản cố định là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cốđịnh do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do tác động cơ, lí, hóa (hao mòn hữu hình), do tiến bộ của kỹ thuật (hao mòn vô hình).

Khấu hao tài sản cố định (theo định nghĩa trong chuẩn mực kế toán số 03 và 04): là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó; trong đó:

Giá trị phải khấu hao là nguyên giá của TSCĐ ghi trên báo cáo tài chính trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó.

Thời gian sử dụng hữu ích là thời gian mà TSCĐ phát huy được tác dụng cho sản xuất kinh doanh được tính bằng:

(a) Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ, hoặc:

(b) Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp có khả năng ước tính thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định mới căn cứ vào kinh nghiệm về TSCĐ cùng loại; trường hợp công ty không có kinh nghiệm về TSCĐ riêng biệt thì doanh nghiệp phụ thuộc vào kinh nghiệm của nơi khác hoặc qua nghiên cứu kỹ thuật và đánh giá.

Vì khấu hao căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cốđịnh nên khấu hao là một sự ước tính. Khả năng có thể xảy ra là trong thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định, có những thông tin mới cho thấy sựước tính ban đầu về thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cốđịnh là sai. Nếu có sựước tính mới về thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cốđịnh

dụng hữu ích còn lại của theosựước tính mới .

Thay đổi thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định là một trường hợp về sự thay đổi một ước tính kế toán. Những thay đổi này là kết quả của các thông tin mới và do đó các nguyên tắc kế toán được thừa nhận đòi hỏi những thay đổi trong ước tính kế toán như thay đổi về thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cốđịnh phải được phản ánh trong các báo cáo tài chính tương lai chứ không được cố gắng sửa chữa các báo cáo đã qua.

Giá trị thanh lý là giá trịước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, sau khi trừ (-) chi phí thanh lý ước tính. Riêng TSCĐ vô hình có giá trị thanh lý khi: a) Có bên thứ ba thỏa thuận mua lại tài sản đó vào cuối thời gian sử dụng hữu ích của tài sản; hoặc b) Có thị trường hoạt động vào cuối thời gian sử dụng hữu ích của tài sản và giá trị thanh lý có thểđược xác định thông qua giá thị trường. Khi không có một trong hai điều kiện nói trên thì giá trị thanh lý được xác định bằng không.

4.3.1. Chứng từ kế toán

Khấu hao TSCĐ trích trong tháng liên quan đến nhiều đối tượng sử dụng. Do vậy để có căn cứ phản ánh vào từng đối tượng chịu chi phí khấu hao cần lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐđược sử dụng có mẫu như sau :

BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ

Tháng … năm …

Đơn vị :………

4.3.2. Phương pháp tính khấu hao

Theo chuẩn mực số 03 - tài sản cốđịnh hữu hình và chuẩn mực số 04 - tài sản cốđịnh vô hình, có ba phương pháp khấu hao TSCĐ gồm:

Phương pháp khấu hao đường thẳng;

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần; và

Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Căn cứ các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cốđịnh của doanh nghiệp.

Phương pháp khấu hao đường thẳng; phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh; phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm được quy định theo Quyết định số 203/2009/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính có nội dung

Chỉ tiêu Toàn DN

Phân bổ các đối tượng 627 px… 641 642 … 1. Mức KH của tháng này. 2. Mức KH tăng thêm trong tháng này 3. Mức KH giảm bớt trong tháng này 4. Mức KH phải tính trong tháng này

cụ thể như sau:

4.3.2.1. Phương pháp khấu hao đường thẳng:

Mức khấu hao trung bình hàng năm = Nguyên giá tài sản cốđịnh Thời gian sử dụng hũu ích (năm)

Mức khấu hao trung bình hàng tháng = Mức khấu hao trung bình hàng năm 12

Việc trích hoặc thôi trích khấu hao, được thực hiện theo nguyên tắc bắt đầu từ ngày mà TSCĐ tăng hoặc giảm, ngưng tham gia hoạt động kinh doanh. Do vậy, số khấu hao tính trong tháng có thể dựa trên mức trích khấu hao trung bình hàng tháng của TSCĐ hiện có đầu tháng cộng thêm số khấu hao tính trong tháng của tài sản cốđịnh tăng trong tháng và trừ đi số khấu hao không tính trong tháng của TSCĐ giảm, ngưng sử dụng trong tháng. Công thức tính như sau: Số khấu hao tính trong tháng = Mức khấu hao trung bình hàng tháng của TSCĐ hiện có lúc đầu tháng + Số khấu hao tính trong tháng của TSCĐ tăng trong tháng - Số khấu hao không tính trong tháng của TSCĐ giảm, ngưng trong tháng

4.3.2.2. Phương pháp khấu hao theo số dư gỉam dần có điều chỉnh: a. Điều kiện áp dụng: a. Điều kiện áp dụng:

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

(1) Là TSCĐđầu tư mới (chưa qua sử dụng);

(2) Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệđòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN DU LỊCH (Trang 59 - 62)