- Ngày 20/10/1990, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ký quyết định số 402 QĐ/UB thành lập Nhà máy Bia Huế. Nhà máy Bia Huế ra đời với số vốn đầu tư 2,4 triệu USD, công suất 3 triệu lít/năm, theo hình thức xí nghiệp liên doanh có vốn góp từ các đơn vị quốc doanh và ngoài quốc doanh trong tỉnh.
-Tháng 11 năm 1990, bia Huế ra mẻ đầu tiên, trên dây chuyền công nghệ 3 triệu lít/năm. Thị trường được mở rộng đến các tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, Bình Thuận, Tiền Giang và Hồ Chí Minh. Bia Huế chiếm lĩnh được thị trường là nhờ chất lượng ngon và lạ, giá cả hợp lý.
- 2/1991, lãnh đạo nhà máy cho lập luận chứng mở rộng quy trình, tăng sản lượng từ 3 triệu lít lên 6 triệu lít/năm. Tiếp tục phát triển thị trường ra một số tỉnh phía Bắc: Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị. Bia Huế trở nên thiếu hụt trầm trọng so với nhu cầu tiêu dùng thực tế.
- 1993, tăng sản lượng bia Huế từ 6 triệu lít lên 12 triệu lít/năm. Đây có thể coi là thời kỳ hoàng kim thứ hai của bia Huế.
- 1994, nhà máy Bia Huế đã liên doanh với Tập đoàn Carlsberg (Đan Mạch), một thương hiệu bia nổi tiếng và có bề dày truyền thống lâu đời trên thế giới. Cũng từ đó trở đi, Công ty TNHH Bia Huế (Huda) chính thức ra đời.
- 1994, ngay sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, bia Huế đã có mặt tại quốc gia khổng lồ này. Từ thị trường Mỹ, thương hiệu bia Huế đã có sức lan tỏa sang nhiều quốc gia khác. Tính đến nay, ngoài Mỹ ra, bia Huế đang có mặt tại Pháp, Canada, Tây Ban Nha, Lào, Malaixia, Singapore, Inđônêxia…
- 1995 nhà máy tăng sản lượng từ 12 triệu lít lên 30 triệu lít/năm. Mùa hè 1995, nước sông Hương nhiễm mặn trầm trọng. Một số mẻ bia Huế cũng bị nhiễm mặn. Bia nhiễm
mặn gây ảnh hưởng mạnh đến uy tín chất lượng của bia Huế, làm mất đi một phần KH quan trọng. Đó cũng là cơ hội cho một số thương hiệu bia khác cạnh tranh thị trường.
- 1998, trên thị trường Quảng Trị đã gặp sự cạnh tranh quyết liệt của bia Bivina. 1999 Bia Sài Gòn nắm được cơ hội, đã ào ạt tung ra chiếm lĩnh thị trường Huế. Và họ đã thắng thế trong gần một năm. Khôi phục, rồi giữ vững sự ổn định chất lượng đã giúp bia Huế trỗi dậy với sức mạnh như thuở nào đã chinh phục được người tiêu dùng bằng chất lượng đi liền với hợp lý giá cả.
- Từ 2008 trở đi công ty bia Huế, tất cả tập trung cho KH. Thay vì sản xuất theo những quy trình sẵn có, thì bây giờ là sản xuất theo nhu cầu, đi liền với khẩu vị, thị hiếu của KH. Công tác marketing càng được đẩy mạnh, từ “thượng tầng kiến trúc” là tham gia các hoạt động cộng đồng, đến “hạ tầng cơ sở” là đầu tư một phần trang thiết bị cho các nhà hàng; ưu tiên cho thị trường mới, đề cao yếu tố vùng, miền…Bia Huế hiện có mặt tại 22 tỉnh, thành trên cả nước, trong đó thị trường chính là các tỉnh khu vực Bắc miền Trung.
- 9/2006, giai đoạn 1 của nhà máy bia Phú Bài đã được khởi công xây dựng với năng lực sản xuất 80 triệu lít/năm. Với tổng mức đầu tư 415 tỷ đồng, suất đầu tư 31,25 USD/100 lít, là dây chuyền sản xuất bia có mức đầu tư thấp nhất Việt Nam hiện nay
- 4/2010, dự án nhà máy bia Phú Bài giai đoạn 2 đã hoàn thành nâng tổng công suất sản xuất lên 230 triệu lít/năm, đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu thụ bia trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, đây là một dự án có hệ thống máy móc thiết bị thuộc loại tiên tiến bậc nhất thế giới.
- 2009 công ty tăng sản lượng lên 170 triệu lít/năm; theo kế hoạch, đến năm 2015 sẽ là 300 triệu lít/năm. Nhìn từ tốc độ tăng trưởng sản lượng của bia Huế ta có thể đánh giá tổng quát sự phát triển thị trường tiềm năng của nó trong tương lai.
- Hiện Công ty bia Huế là DN có mức thu nhập bình quân của người lao động cao nhất toàn tỉnh khoảng 5,2 triệu đồng/tháng. Năm 2009, Huda đã đóng góp vào ngân sách tỉnh 737 tỷ đồng, gần bằng một nửa thu ngân sách toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
-Công ty Bia Huế không chỉ được biết đến như một DN sản xuất kinh doanh hiệu quả hàng đầu Việt Nam mà còn là đơn vị đầy năng nổ, nhịêt tình trong các hoạt động từ thiện, giúp đỡ cộng đồng. Bằng vào những nỗ lực của mình, công ty Bia Huế hiện là
một trong những đơn vị đóng góp nhiều nhất cho ngân sách của tỉnh Thừa Thiên - Huế, góp phần xây dựng tỉnh nhà ngày càng phồn vinh, phát triển, hướng đến xây dựng hình ảnh "Một thương hiệu, một tấm lòng trên đất Cố đô".