2.2.1. Môi trường vĩ mô:
2.2.1.1. Môi trường kinh tế:
Xu thế nền kinh tế hội nhập toàn cầu, quan hệ thương mại giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng, tất yếu nền kinh tế các nước phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau. Tình hình kinh tế thế giới biến động trong suốt năm 2008 đến 2010:
- Cuối năm 2008 kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng trầm trọng: giảm phát, chi tiêu giảm mạnh, sản xuất sản phẩm, dịch vụ ế ẩm, giá hàng hoá giảm mạnh. Các ngân
hàng lớn hàng đầu thế giới bị phá sản hàng loạt. Tất cả các nền kinh tế lớn của thế giới như Nga, EU, Nhật Bản, Trung Quốc... đều đang trở thành nạn nhân của “cơn địa chấn tài chính” Mỹ. Việt Nam không phải là ngoại lệ. Việt Nam cũng đang chật vật đối phó với lạm phát trong suốt mấy tháng vừa qua, bây giờ điều đó càng trầm trọng và ảnh hưởng sâu vào các DN trong đó có công ty Bia Huế.
- Khủng hoảng kinh tế thế giới làm giá nguyên liệu tăng cao, Malt tăng gấp hai, Houbon tăng gấp ba và xăng dầu tăng lên chóng mặt. Trong khi đó giá bán ra của Công ty thì chỉ tăng 10% từ năm ngoái đến giờ, nếu tăng nữa không bán được, sẽ mất thị trường. Điều đó tạo ra một sức ép lớn. Một sức ép nữa là bán nhiều hơn, nộp thuế phải lớn hơn. Phía Tập đoàn cũng yêu cầu lợi nhuận lớn hơn, phía cán bộ công nhân yêu cầu tăng lương cao hơn. Nếu như Công ty không nỗ lực thì những yêu cầu đó không đáp ứng được.
- Lạm phát cả năm 2010 sẽ là 11,75%, ứng với CPI tháng 12/2010 so với tháng 12/2009, vượt qua mức chỉ tiêu kế hoạch về lạm phát đặt ra cho năm nay. Lạm phát bình quân năm là 9,19%.
Có 3 nguyên nhân chính gây ra sự tăng giá này. Thứ nhất là việc mất mùa ở nhiều quốc gia do sự bất thường của khí hậu. Thứ 2 là việc Hoa Kỳ liên tục tăng cung đồng USD khiến USD mất giá, điều kiện cho giá hàng hóa tăng lên. Thứ 3 do giá xăng dầu thế giới tăng cao dẫn đến giá xăng dầu trong nước cũng tăng điều này tác động lên giá của các mặt hàng khác cũng tăng vì xăng dầu là đầu vào cho tuyệt đại bộ phận các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng của các hộ gia đình
- CPI tăng cơ bản vẫn phản ánh mức tăng giá của lương thực thực phẩm vì hiện nay trong rổ hàng hóa tính CPI của chúng ta, nhóm lương thực thực phẩm chiếm tỷ trọng khoảng 40%. Các cảnh báo về khả năng khủng hoảng của lương thực, tình hình kinh tế chính trị bất ổn là những yếu tố khiến giá cả hàng hóa, nguyên liệu có xu hướng tăng. Những nguyên liệu chủ yếu của công ty bia Huế chủ yếu nhập từ nước ngoài, trong đó nguyên liệu chính là lúa mạch nên trong thời kì khủng hoảng lương thực này giá nguyên liệu tăng lên gây khó khăn trong việc định giá bia trong thời kì khủng hoảng này.
- Tỉ giá hối đoái biến đổi liên tục, cùng với tăng giảm bất thường của giá vàng thế giới và trong nước. Việt Nam là nước xuất khẩu chiếm tỉ lệ cao, cho nên bị tác động lớn của tỉ giá hối đoái. Các nước lớn như Mỹ, Nhật để cứu vãn nền kinh tế chính phủ thực hiện nhiều chính sách kích cầu, cho vay tiền để mua sắm, đặc biệt họ khuyến khích dùng hàng trong nước, giảm nhập khẩu hàng hoá. Do vậy bia Huế xuất khẩu ra nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn.
- Sản xuất bia là một ngành công nghiệp thực phẩm có bước phát triển nhanh chóng. Ngành công nghiệp này đã có vị trí quan trọng ở nhiều nước và đem lại nguồn thu nhập to lớn cho công ty sản xuất cũng như nền kinh tế quốc dân. Vì vậy nhu cầu sử dụng bia ở trong nước và quốc tế đã không ngừng tăng lên. Đây là động lực giúp bia Huế không ngừng nâng cao công suất của thiết bị máy móc để đáp ứng đủ lượng cầu đại lý cấp 1 này.
2.2.1.2. Môi trường tự nhiên:
-Thừa Thiên Huế là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, ở vị trí trung độ của cả nước. Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây, có cảng hàng không Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, giáp biên giới với Lào. Vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên Huế phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu từ nước ngoài van Việt Nam và vận chuyển sản phẩm đã hoàn thành xuất khẩu sang nước ngoài.
Có nhiều sông lớn, trong đó sông Hương là lớn nhất, có diện tích lưu vực khoảng 300 km2. Vì vậy nguồn nước cung cấp nguyên liệu để sản xuất bia cho công ty bia Huế là dồi dào và có mùi vị đặc trưng riêng mà các loại bia ở nơi khác không thể nào có được, rất đảm bảo các chỉ số kỹ thuật phù hợp cho việc sản xuất bia. Chính vì vậy chất lượng sản phẩm của Công ty luôn thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
- KCN Phú Bài có diện tích 818 ha, nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15 km; cạnh sân bay quốc tế Phú Bài; nằm dọc theo tuyến Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc- Nam; cách cảng biển Chân Mây 40km về phía Nam, cảng biển Thuận An 15km về phía
Bắc. KCN Phú Bài, đã có Nhà máy xử lý nước thải, có địa điểm làm thủ tục hải quan phục vụ nhu cầu xuất, nhập khẩu tại chỗ, thu hút nhiều dự án đến từ nhiều quốc gia, tỉnh khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào xây dựng hạ tầng, các nhà máy sản xuất chế biến, nhà đầu tư sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi chung của Chính phủ Việt Nam, các chính sách ưu đãi riêng của tỉnh. KCN Phú Bài có đầy đủ các yếu tố để trở thành một khu công nghiệp lớn.
- Khí hậu trái đất nóng lên làm nhiều nơi ngành nông nghiệp bị tàn phá nặng nề. Tình trạng khan hiếm lương thực lan toả ra khắp thế giới làm giá lúa mạch đã tăng nay càng tăng cao hơn. Điều này là bài toán nan giải cho các nhà lãnh đạo Bia Huế trong việc tìm kiếm và cung cấp đủ nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất bia để cung cấp cho thị trường.
Bia cũng là mặt hàng mang tính mùa vụ. Bia được tiêu thụ chủ yếu vào mùa nắng nóng, mùa thường xuyên tổ chức các lễ hội, còn về mùa đông, mưa gió thì ngừoi dân ít uống bia. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
2.2.1.3. Môi trường văn hoá- xã hội:
- Sự bùng nổ về nhu cầu bia trên thị trường Việt Nam mới chỉ xảy ra khoảng hơn 10 năm trước đây. Sau năm 1991 hàng loạt các nhà máy mới, các liên doanh bia đi vào hoạt động, lượng bia trên thị trường đã tăng lên mạnh mẽ. Mức độ tiêu thụ bia của người Việt Nam tăng lên rất nhanh
- Thừa Thiên Huế là Trung tâm Văn hoá -Du lịch lớn của cả nước. Đây là điểm mạnh để thu hút một lượng lớn khách nước ngoài hằng năm du lịch đến Việt Nam, cũng là cơ hội để tăng mức tiêu thụ bia.
2.2.1.4. Môi trường công nghệ:
- Việc gia nhập WTO đã mở ra một thời kì hội nhập, vì vậy các nước đang phát triển như Việt Nam có thể thừa hưởng những công nghệ kĩ thuật máy móc hiện đại, hợp tác với các đối tác nước ngoài trong việc ứng dụng kĩ thuật công nghệ. Đây là một điều kiện thuận lợi giúp cho các sản phẩm do các DN Việt Nam sản xuất có thể cạnh tranh về chất lượng so với sản phẩm của nước ngoài tại thị trường nội địa và trên thị trường quốc tế.
- Về công nghệ sản xuất bia: Một số hãng bia nổi tiếng trên thế giới đã đầu tư vào Việt Nam như Carlsberg, San Miguel, Heineken, Tiger. Các liên doanh này đã tạo một gương mặt mới cho ngành bia Việt Nam. Để có thể cạnh tranh về chất lượng so với sản phẩm của nước ngoài tại thị trường nội địa và trên thị trường quốc tế đòi hỏi các hãng phải đầu tư công nghệ hiện đại. Công ty đã đầu tư 5,5 tỷ đồng xây dựng hệ thống TKNL VRC. Bằng hệ thống TKNL VRC, trung bình mỗi năm Nhà máy Bia Phú Bài sẽ tiết kiệm được 205.942kg dầu FO và 648.718 tấn CO2, tương đương với trên 1,5 tỷ đồng.
Bên cạnh hệ thống TKNL, Nhà máy Bia Phú Bài còn ứng dụng quy trình SXSH nhằm giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giá thành, hình ảnh thương hiệu.
Nguồn nước: nước được lấy từ hệ thống giếng khoan. Nước nấu bia cần đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu cho công nghệ sản xuất bia. Do đó nước phải đi qua một hệ thống xử lý đúng kỹ thuật trước khi cấp cho sản xuất. Với công nghệ hiện đại và quy trình sản xuất chặt chẽ, vệ sinh như vậy nên giúp cho sản phẩm của công ty bia Huế luôn đảm bảo về giá và chất lượng.
2.2.1.5 Môi trường chính trị -pháp luật
Hoạt động kinh doanh của DN luôn chịu tác động của các yếu tố chính trị- pháp luật trong nước và cả nước ngoài nơi mà sản phẩm của DN được tiêu thụ. Nhìn chung Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nền chính trị ổn định, an toàn thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn. Hiện nay chính phủ các nước đã chia sẻ những khó khăn với DN bằng việc đưa ra những chính sách kinh doanh thông thoáng hơn, đồng thời cũng đưa ra các qui định chặt chẽ về tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc suất xứ...nâng cao các mức xử phạt đối với DN vi phạm những qui định của nhà nước.
- Ngày 7/9/2009, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã ký Quyết định số 1419 phê duyệt chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2010 với mục tiêu phổ biến rộng rãi cách tiếp cận sản xuất này đến các cơ sở sản xuất công nghiệp. Do vậy công ty đã áp dụng quy trình SXSH Tại cơ sở thứ 2 Phú Bài.
Thị trường của công ty bia Huế là các tỉnh thành phố nằm ở miền Trung xung quanh Huế như: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Thanh hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, tại thị trường lớn là tại Huế.
Tính đến năm 2009, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.088.822 người, trong đó: nam: 538.163 người, nữ: 550.659 người, mật độ dân số là 215,07 người /km2. Tỉ lệ nam và nữ chênh lệch không lớn lắm.
- Về phân bố, có 393.018 người sinh sống ở thành thị và 695.804 người sinh sống ở vùng nông thôn. Tỉ lệ người ở nông thôn vẫn cao hơn so với thành thị. Đấy là cơ hội để dễ tìm được nguồn lao động dồi dào phục vụ trong các bộ phận lao động trực tiếp cho công ty.
- Lao động: Tổng số lao động đang làm việc theo phân ngành kinh tế: 542.576 người (trong đó lao động nữ 258.862 người). Tỉ lệ nam lao động trong ngành kinh tế chiếm tỉ lệ cao hơn so với nữ. Đây là thuận lợi tìm kiếm nhân lực cho công ty vì công nhân lao động trong công ty chủ yếu là giới tính nam.
2.2.2. Môi trường vi mô:
2.2.2.1. Môi trường bên ngoài: a) Đối thủ cạnh trạnh a) Đối thủ cạnh trạnh
Một yếu tố công ty không thể kể đến khi DN thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh đó là đối thủ cạnh tranh. Các chương trình quảng cáo và Pr của đối thủ cạnh tranh cũng không ngoại lệ. Nó tác động lớn đến hoạt động của DN. Đặc biệt trong ngành bia, một ngành được xem là có môi trường cạnh tranh diễn ra khốc liệt nhất hiện nay. Trên thực tế mỗi tỉnh và thành phố ở nước ta đều có một nhà máy bia, tổng cộng có khoảng 50 nhà máy bia trên cả nước với công suất 1000 lít/ ngày.
Thị trường của công ty bia Huế chủ yếu tập trung ở khu vực miền trung và tây nguyên. Công ty bia Huế có một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu sau đây:
*Khu vực miền Bắc
- Đối thủ chủ yếu là nhà máy bia Đông Nam Á với 2 sản phẩm chính là Carlsberg, Halida chai và lon, được thành lập năm 1993 trên cơ sở liên doanh giữa hãng Carlsberg International - AIS và hãng Halimex, công suất ban đầu là 4,3 triệu lít/năm nhưng đến
nay đã là 50 triệu lít/năm. Sản phẩm của công ty được tiêu thụ mạnh nhất ở Hà Nội và đang chiếm dần vào khu vực miền Trung (đáng kể là Halida). Trong đó, Carlsberg là loại bia cao cấp, nổi tiếng thế giới về chất lượng, uy tín, mẫu mã và cả bề dày truyền thống, Halida gần đây đang xâm chiếm thị phần không nhỏ ở khu vực miền Trung bằng những chiến dịch khuyến mãi và quảng cáo rầm rộ trên mọi phương diện truyền thông và trực tiếp đến người tiêu dùng. Có thể nói đây là đối thủ cạnh tranh chính của công ty tại thị trường Bắc miền Trung với nhiều lợi thế như: đội ngũ tiếp thị mạnh, hệ thống kênh phân phối tỏa rộng, bao bì, mẫu mã khá đẹp và đặc biệt là bề dày truyền thống, uy tín và chất lượng đã được quốc tế công nhận. Tuy nhiên vào ngày 30/4/2004 với việc chuyển đổi đối tác liên doanh với tập đoàn Carlsberg International A/S, công ty bia Huế có thể tận dụng những lợi thế đó để tăng cường lợi thế của nhau trong việc chiếm lĩnh thị trường và đưa sản phẩm mới vào tiêu thụ.
- Tổng công ty rượu bia và nước giải khát Hà Nội (Habeco): sản phẩm cạnh tranh chính là bia Hà Nội chai và lon. Đây là nhãn hiệu bia truyền thống của người dân Hà Nội. Công suất thiết kế của công ty là 60 triệu lít/ năm. Những năm gần đây, công ty đã đầu tư khá mạnh cho hoạt động quảng cáo trên phạm vi toàn quốc. Hiện tại công ty đã mở rộng thêm một số nhà máy bia như ở Vĩnh Phúc.. nâng công suất nhà máy lên 200 triệu lít/ năm.
*Khu vực miền Trung
- Công ty bia Rồng Vàng là công ty liên doanh giữa Pháp với Việt Nam với 2 sản phẩm chính là San Miguel Pale Pilsen, Red Horse San Miguel từng đoạt huy chương vàng cho loại bia tuyệt hảo tại hội chợ Bruxelles (Bỉ). Đây là loại bia cao cấp.
- Công ty bia Froster: trong những năm qua được nhiều người biết đến qua một loạt chương trình quảng cáo " ấn tượng kiểu úc" trên các phương tiện truyền thông. Tiền thân của nó là công ty BGI từng cạnh tranh mạnh với công ty bia Huế trước đây, sau đó thua lỗ nên đã bán lại cho hãng Froster của Australia. Ngày nay, Froster có 2 nhà máy ở 2 địa phương là Tiền Giang và Đà Nẵng với 2 nhãn hiệu bia chính là Froster và Larue với chính sách giá thấp và tiếp thị trực tiếp đến KH nên hiện nay là sản phẩm cạnh tranh
chính của công ty tại thị trường Nam miền Trung (tại đây thị phần của bia Larue hiện nay khoảng 55%).
- Ngoài ra thị trường miền Trung còn có một số đối thủ khác như Hennenger với thị trường chính là Nghệ An và Hà Tĩnh.
* Khu vực miền Nam
- Tổng công ty rượu bia và nước giải khát Sài Gòn (sabeco): đây là đối thủ chính của công ty bia Huế tại thị trường miền Nam. Được xem là công ty lớn nhất tại Việt Nam, sản lượng đạt hơn 600 triệu lít/ năm. Bia Sài Gòn không những là đối thủ cạnh tranh của công ty bia Huế ở thị trường miền Nam mà còn là đối thủ tại các thị trường miền Bắc và miền Trung. Trước kia bia Sài Gòn là nguồn cung cấp bia chính cho cả