a) Tình hình về tài sản
Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng. Tài sản đóng vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp. Nó thể hiện sự đầu tư của công ty trong việc mua các thiết bị dụng cụ phục vụ trong sản xuất, đầu tư cho các tài sản vô hình, ngoài ra còn thể hiện lượng tài sản lưu động trong doanh nghiệp.
Bảng 1. 1 Tình hình tài sản của Công ty TNHH Bia Huế qua 3 năm (2008-2010)
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % A. TSNH 214,41 30,98 426,37 46,81 457,27 45,29 211,96 98,86 30,90 7,25 1.Tiền & các khoản
tương đương tiền 44,66 6,45 278,58 30,58 224,60 22,25 233,92 523,78 -53,98 -19,38
2. ĐTNH - - 5,00 0,55 95,00 9,41 5,00 90,00 18,00
3. Các khoản phải thu 28,97 4,19 46,85 5,14 15,50 1,54 17,88 61,72 -31,35 -66,92 4. Hàng tồn kho 125,78 18,17 86,77 9,53 117,00 11,59 -39,01 -31,01 30,23 34,84 5. TSNH khác 15,00 2,17 9,17 1,01 5,17 0,51 -5,83 -38,87 -4,00 -43,62 B. TSDH 477,7 69,02 484,56 53,19 552,31 54,71 6,86 1,44 67,75 13,98 I. TSCĐ 469,31 67,82 478,45 52,52 549,33 54,41 9,14 1,95 70,88 14,81 1. TSCĐHH 466,51 67,4 457,77 50,25 545,13 54,00 -8,74 -1,87 87,36 19,08 - Nguyên giá 763,71 110,34 814,06 89,36 971,04 96,18 50,35 6,59 156,98 19,28 - Hao mòn TSCĐ (297,2) (42,94) (356,285) (39,11) (425,92) (42,19) (59,09) (19,88) (69,635) (19,54) 2. TSCĐVH 2,80 0,42 3,33 0,37 3,73 0,37 0,53 18,93 0,40 12,01 - Nguyên giá 12,83 1,86 13,97 1,53 15,41 1,53 1,14 8,89 1,44 10,31 - Hao mòn TSCĐ (10,02) (1,44) (10,64) (1,17) (11,67) (1,17) 0,62 6,19 1,03 9,68 3. Chi phí XDCB - - 17,35 1,90 0,48 0,04 17,35 -16,87 -97,23 II. ĐTDH 0,51 0,07 0,51 0,06 0,51 0,05 0,00 0,00 0,00 0,00 III. TSDH khác 7,88 1,13 5,61 0,62 2,47 0,24 -2,27 -28,81 -3,14 -55,97 Tổng tài sản 692,1 100 910,94 100 1,01 100 218,84 31,62 -909,93 -99,89 (Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng ta thấy tổng tài sản của công ty tăng đều qua các năm cụ thể năm 2008 là 692,1 tỷ đồng, năm 2009 tăng lên 910,94 tỷ thì năm 2010 tăng lên đến 1,01 tỷ. Trong đó tài sản dài hạn chiếm phần lớn trong tổng tài sản của công ty qua các năm. Năm 2008 tài sản dài hạn chiếm 69,02%, năm 2009 giảm còn 53,19%, năm 2010 giảm còn 54,41% tuy nhiên vẫn chiếm tỉ trọng cao trong tổng tài sản. Tỉ lệ biến động qua các năm đều tăng. Cụ thể năm 2009 tăng so với năm 2008 là tăng 6,6 tỷ ( (tức tăng 14,4%), năm 2010 tăng so với năm 2009 lả 67,75 tỷ ( tức tâng 13,19%). Điều này chứng tỏ công ty tập trung đầu tư vào tài sản dài hạn trong đó tập trung vào tài sản cố định cụ thể đầu tư vào xây dựng cơ sở sản xuất ở khu công nghiệp Phú Bài, đầu tư cho máy móc kĩ thuật hiện đại được nhập từ nước ngoài. Nhờ chú trọng đến trang thiết bị kĩ thuật nên chất lượng sản phẩm của công ty cao chinh phục không chỉ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra những thị trường nước ngoài khó tính như Mỹ, châu Âu....Trong phần tài sản ngắn hạn thì tiền và các khoản tương đương tiền tăng qua các năm còn công ty hạn chế hàng tồn kho chứng tỏ công ty đã có những biện pháp thích hợp để khắc phục hàng tồn kho. Đây là thành công trong việc quản lí hàng tồn kho của công ty.
Qua trên ta còn thấy tỷ lệ lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền năm 2009 tăng so với năm 2008 là 211,96 tỷ ( tức tăng 98,86%). Tuy nhiên năm 2010 lại giảm so với năm 2009 là 53,9 tỷ ( tức là giảm 19.38%). Điều này là một điều hợp lý chứng tỏ lãnh đạo công ty có tầm nhìn xa trông rộng, vì năm 2010 tỷ lệ lạm phát ngày càng cao, do vậy nếu để tiền mặt trong công ty càng lớn thì dẫn đến thua lỗ và gặp nhiều rủi ro. Đây là quyết định đúng đắn của lãnh đạo công ty cần phải phát huy.
b) Tình hình nguồn vốn:
Nguồn vốn là yếu tố quan trọng trong mỗi DN. Vì vậy mà mỗi DN luôn tìm cách liên doanh liên kết nhằm gia tăng nguồn vốn và tận dụng trình độ khoa học công nghệ của đối tác. Trong những năm qua công ty đã không ngừng gia tăng nguồn vốn để đáp ứng mục tiêu mở rộng sản xuất. Để biết được một cách khái quát biến động nguồn vốn của công ty ta có thể quan sát bảng 1.2.
Bảng 1.2: Bảng phản ánh tính chất nguồn vốn của công ty bia Huế Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 % 2009 % 2010 % So sánh 2009/2008 2010/2009 +/- % +/- % A. Tổng nguồn vốn 692,1 100 949,94 100 1.009,58 100 257,84 37,26 98,64 10,83 I. I. Theo đặc điểm 1. Vốn lưu động 214,4 30,98 465,38 49,00 457,27 45,29 211,97 98,86 30,9 07,25 - Vốn bằng tiền 44,66 6,45 283,58 31,13 319,60 31,66 250,98 535,01 36.02 12,70 - Khoản phải thu 28,94 13,5 46,85 5,14 15,50 1,54 17,91 61,89 31,35 33,09 - Hàng tồn kho 86,77 12,54 125,78 13,81 117,00 11,59 39,00 44,95 -8,78 93,02 - Vốn lưu động khác 15,00 2,17 9,17 1,00 5,17 0,51 -5,82 61,17 -4,00 56,35 2. Vốn cố định 477,70 69,02 484,56 51,00 552,31 54,71 6,85 1,44 67,75 13,98
II. Theo nguồn hình thành
1. Tổng nợ phải trả 110,76 16,00 337,68 35.55 423,72 41,97 226,93 204,89 86,04 25,48 - Tổng nợ ngắn hạn 105,32 15,22 302,53 31.85 367,79 36,43 197,21 187,24 65,26 21,57 - Tổng nợ dài hạn 5,43 0,78 35,15 3,70 55,93 5,54 29,72 547,01 20,77 59,10 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 581,35 83,98 612.26 64.45 585,86 58,03 -8,09 98,61 12,61 12,20
b 1. Xét theo tính chất vốn
Vốn cố định ngày càng tăng về giá trị. Năm 2009 vốn cố định tăng 6,87 tỷ đồng tức tăng 1,44% so với năm 2008. Đến năm 2010 vốn cố định tiếp tục tăng so với năm 2009 là 67,75 tỷ tức tăng 13,98% so với năm 2009. Điều này là do công ty tiến hành mua sắm công nghệ mới và xây dựng nhà xưởng nhằm nâng cao công suất để sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Bên cạnh đó vốn lưu động của công ty cũng không ngừng tăng lên. Năm 2009 vốn lưu động của công ty cũng tăng qua các năm. Năm 2009 tăng so với 2008 là 211,97 tỷ đồng tức là tăng 98,86%, đến năm 2010 lại tiếp tục tăng so với 2009 là 30,896 tỷ đồng tức tăng 7,25%. Đây là sự tăng trưởng khá lón làm gia tăng khả năng duy trì hoạt động thường xuyên của công ty. Điều này chứng tỏ hoạt động của công ty ngày càng bền vững.
b2 Xét theo nguồn hình thành
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm trên 50% tổng số vốn kinh doanh. Điều đó có được là vào thời điểm này là công ty liên doanh nên vốn chủ yếu được tài trợ bởi các bên liên doanh. Đây là một lợi thế giúp công ty ổn định tình hình tài chính, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng lên. Năm 2009 giảm 8,09 tỷ đồng hay giảm 1,39% so với năm 2008. Đến năm 2010 tăng 12,61 tỷ đồng hay tăng 2,2%.
Nợ phải trả của công ty cũng tăng qua 3 năm. Năm 2009 nợ phải trả của công ty tăng 226,9 tỷ đồng (204,9%) do công ty vay để tăng nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Năm 2010 nợ phải trả của công ty tăng 86,04 tỷ đồng hay tăng 25,48%. Một mặt do công ty vay để mua các trang thiết bị đầu tư cho cơ sở mới mặt khác vay để mua thêm nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất.
Như vậy qua 3 năm vốn kinh doanh của công ty biến động khá lớn. Nguồn vốn được bổ sung qua các năm giúp công ty mở rộng quy mô, làm cho việc kinh doanh hiệu quả cao.
Lao động là yếu tố then chốt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của DN. Công ty bia Huế luôn quan tâm chú trọng đặc biệt đến vấn đề này .
Bảng1.3. Tình hình lao động của công ty Bia Huế qua 3 năm 2008 – 2010
ĐVT: Người Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 +/- % +/- % Tổng số lao động 496 544 553 48 9,68 9 1,66 1. Theo giới tính - Nam 392 427 429 35 8,92 2 0,47 - Nữ 104 117 124 13 12,5 7 5,98 2. Theo trình độ
Đại học và trên đại học 161 188 196 27 16,77 8 4,26 Cao đẳng và trung cấp 131 154 236 23 17,56 82 53,25 - Lao động phổ thông 204 202 121 -2 -0,98 -81 -40,1
3. Theo tính chất công việc
- Lao động trực tiếp 326 377 428 51 15,64 51 13,53 - Lao động gián tiếp 170 167 125 -3 -1,76 -42 -25,15
(Nguồn: Phòng nhân sự - Công ty Bia Huế)
Qua bảng 1.3, ta thấy lao động của công ty có biến động tăng qua các năm. Phân tích sự thay đổi trong từng tiêu thức chúng ta thấy rằng:
- Theo giới tính: Số lao động nam bình quân trong 3 năm chiếm khoảng 273 người, tỉ lệ này biến động không nhiều qua các năm. Lao động nam phần lớn là lực lượng lao động trực tiếp tại phân xưởng, dây chuyền sản xuất bia còn lại là lực lượng lao động nữ là lực lượng lao động gián tiếp làm việc tại văn phòng và kho của công ty. Cơ cấu lao động này hoàn toàn là phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Theo trình độ văn hóa: Số lao động phổ thông có trình độ văn hóa từ trung cấp trở xuống chiếm tỷ lệ khá lớn, bình quân 3 năm là 176 người. Lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm bình quân khoảng 174 người và có xu hướng tăng trong 3 năm vừa qua. Hai loại lao động này tập trung chủ yếu vào đội ngũ lao động trực tiếp tại phân xưởng. Lực lượng lao động này quá nhiều bởi vì đặc điểm sản xuất của công ty là sử
dụng dây chuyền tự động hóa từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến khi ra sản phẩm, riêng có phần đưa vỏ chai bia và lấy chai bia thành phẩm ra khỏi dây chuyền là sử dụng lao động phổ thông, hai khâu này cần số lượng lao động lớn.
Tuy nhiên, nhóm này có xu hướng giảm trong những năm gần đây, đặc biệt từ lúc công ty dây chuyền mới ở nhà máy bia ở Phú Bài đưa vào hoạt động. Đặc điểm của nhà máy bia này là khâu đầu vào và đầu ra thay vì làm bằng tay như nhà máy Phú Thượng thì được tự động hóa hoàn toàn. Lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên có xu hướng tăng lên vì nhu cầu mở rộng thị trường ngày càng cao đòi hỏi lực lượng làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học ngày càng nhiều. Đây cũng là kết quả của quá trình đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ của công ty. So với năm 2008, năm 2010 lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên tăng cao nhất(21,74%), kế đó là lực lượng có trình độ trung cấp (tăng 80,14%), lực lượng lao động phổ thông giảm (giảm 40,69%).
- Theo tính chất công việc: Do đặc điểm loại hình sản xuất của công ty và thời gian sản xuất trong ngày chia làm 3 ca nên lực lượng lao động trực tiếp của công ty chiếm tỉ trọng lớn, bình quân 3 năm là 377 lao động. So sánh năm 2008 năm 2010 có thể thấy quy mô của công ty ngày càng tăng lao động trực tiếp càng tăng (tăng 31,29%) và lao động gián tiếp càng giảm (giảm 26,47%)
Cùng với sự phát triển của công ty, lực lượng lao động cũng ngày càng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ. Công ty có đội ngũ lao động có trình độ kĩ thuật cao, trình độ quản lý tốt. Từ một công ty có người nước ngoài quản lý sau một thời gian đào tạo và chuyển giao, đến nay đội ngũ quản lý đã đáp ứng nhu cầu. Nhiều cán bộ đã được cử đi đào tạo ngoài nước và trong nước. Công ty luôn quan tâm động viên về vật chất lẫn tinh thần để động viên cán bộ hoàn thiện tốt nhiệm vụ.
d) Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Qua bảng 1.4 ta thấy doanh thu của công ty tăng trưởng trong 3 năm chứng tỏ công ty đã có những bước tiến đáng kể. Mức tăng cao nhất là vào năm 2010, doanh thu tăng 370,35 tỷ đồng tức là tăng 22.24% so với 2009. Nguyên nhân do nhu cầu tiêu thụ tăng lên đáng kể. Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần năm sau cao hơn năm trước. Mức tăng cao nhất là năm 2010, doanh thu thuần tăng 382,12 tỷ tức tăng 39.22% so với năm 2009.
Bảng1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2008-2010
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009
Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- %
1. Tổng DT 1.289,70 1.665,60 2.035,95 375,90 29,15 370,35 22,24
2. DT thuần 759,25 974,33 1.356,45 215,08 28,33 382,12 39,22
3. DT từ HĐTC 9,00 11,21 26,52 2,21 24,56 15,31 136,57
4. Tổng CP 1.137,10 1.439,52 1.674,12 302,42 26,60 234,60 16,30
- Các khoản giảm trừ DT 530,45 691,28 679,5 160,83 30,32 -11,78 -1,70
- GVHB 416,33 543,03 716,14 126,70 30,43 173,11 31,88 - CP tài chính 5,10 4,86 11,94 -0,24 -4,71 7,08 145,68 - CP bán hàng 114,59 154,00 214,72 39,41 34,39 60,72 39,43 - CP quản lý DN 32,56 42,28 43,76 9,72 29,85 1,48 3,50 - CP khác 38,09 4,08 8,05 -34,00 -89,28 3,97 97.16 5. LN thuần từ HĐKD 199,83 241,36 396,40 41,53 20,78 155,04 64,24 6. LNTT 161,94 237,74 392,10 75.80 46,81 154,36 64,93 7. Thuế TNDN hiên hành 36,55 40,44 82,20 3,89 10,64 41,76 103,26 8. LNST 125,90 197,30 309,90 71,40 56,71 112,60 57,07
Cũng như doanh thu chi phí của công ty cũng tăng trong 3 năm qua. Trong đó giá vốn bán hàng và chi phí tài chính luôn chiếm tỉ trọng lớn. Sở dĩ như vậy là do công ty có chiến lược mở rộng thị trường. Mặt khác nhu cầu sản xuất cũng tăng lên. Trong các chi phí của công ty thì giá vốn hàng bán tăng nhiều nhất. Nguyên nhân do những năm qua công ty không ngừng tăng năng suất sản lượng cung ứng cho thị trường.
Lợi nhuận thuần của công ty không ngừng tăng lên qua các năm. Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng qua các năm đặc biệt năm 2009 tăng so với năm 2008 là 71,4 tỷ đồng tức tăng 56,71%. Năm 2010 tăng so năm 2009 là 112,6 tức tăng 57,07%. Điều này công ty cần phải phát huy bởi vì nó thể hiện sự phát triển mang tính bền vững của công ty. Lợi nhuận của công ty là đáng kể và xếp hạng cao so với các DN của tỉnh. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với công ty mà còn đối với công ty mà còn đối với người lao động, lao động, đại lý, các KH và sự kỳ vọng của họ.