Môi trường bên ngoài:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KHÁCH HÀNG đại lý cấp 1 tại THÀNH PHỐ HUẾ của CÔNG TY TNHH BIA HUẾ (Trang 44 - 48)

a) Đối thủ cạnh trạnh

Một yếu tố công ty không thể kể đến khi DN thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh đó là đối thủ cạnh tranh. Các chương trình quảng cáo và Pr của đối thủ cạnh tranh cũng không ngoại lệ. Nó tác động lớn đến hoạt động của DN. Đặc biệt trong ngành bia, một ngành được xem là có môi trường cạnh tranh diễn ra khốc liệt nhất hiện nay. Trên thực tế mỗi tỉnh và thành phố ở nước ta đều có một nhà máy bia, tổng cộng có khoảng 50 nhà máy bia trên cả nước với công suất 1000 lít/ ngày.

Thị trường của công ty bia Huế chủ yếu tập trung ở khu vực miền trung và tây nguyên. Công ty bia Huế có một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu sau đây:

*Khu vực miền Bắc

- Đối thủ chủ yếu là nhà máy bia Đông Nam Á với 2 sản phẩm chính là Carlsberg, Halida chai và lon, được thành lập năm 1993 trên cơ sở liên doanh giữa hãng Carlsberg International - AIS và hãng Halimex, công suất ban đầu là 4,3 triệu lít/năm nhưng đến

nay đã là 50 triệu lít/năm. Sản phẩm của công ty được tiêu thụ mạnh nhất ở Hà Nội và đang chiếm dần vào khu vực miền Trung (đáng kể là Halida). Trong đó, Carlsberg là loại bia cao cấp, nổi tiếng thế giới về chất lượng, uy tín, mẫu mã và cả bề dày truyền thống, Halida gần đây đang xâm chiếm thị phần không nhỏ ở khu vực miền Trung bằng những chiến dịch khuyến mãi và quảng cáo rầm rộ trên mọi phương diện truyền thông và trực tiếp đến người tiêu dùng. Có thể nói đây là đối thủ cạnh tranh chính của công ty tại thị trường Bắc miền Trung với nhiều lợi thế như: đội ngũ tiếp thị mạnh, hệ thống kênh phân phối tỏa rộng, bao bì, mẫu mã khá đẹp và đặc biệt là bề dày truyền thống, uy tín và chất lượng đã được quốc tế công nhận. Tuy nhiên vào ngày 30/4/2004 với việc chuyển đổi đối tác liên doanh với tập đoàn Carlsberg International A/S, công ty bia Huế có thể tận dụng những lợi thế đó để tăng cường lợi thế của nhau trong việc chiếm lĩnh thị trường và đưa sản phẩm mới vào tiêu thụ.

- Tổng công ty rượu bia và nước giải khát Hà Nội (Habeco): sản phẩm cạnh tranh chính là bia Hà Nội chai và lon. Đây là nhãn hiệu bia truyền thống của người dân Hà Nội. Công suất thiết kế của công ty là 60 triệu lít/ năm. Những năm gần đây, công ty đã đầu tư khá mạnh cho hoạt động quảng cáo trên phạm vi toàn quốc. Hiện tại công ty đã mở rộng thêm một số nhà máy bia như ở Vĩnh Phúc.. nâng công suất nhà máy lên 200 triệu lít/ năm.

*Khu vực miền Trung

- Công ty bia Rồng Vàng là công ty liên doanh giữa Pháp với Việt Nam với 2 sản phẩm chính là San Miguel Pale Pilsen, Red Horse San Miguel từng đoạt huy chương vàng cho loại bia tuyệt hảo tại hội chợ Bruxelles (Bỉ). Đây là loại bia cao cấp.

- Công ty bia Froster: trong những năm qua được nhiều người biết đến qua một loạt chương trình quảng cáo " ấn tượng kiểu úc" trên các phương tiện truyền thông. Tiền thân của nó là công ty BGI từng cạnh tranh mạnh với công ty bia Huế trước đây, sau đó thua lỗ nên đã bán lại cho hãng Froster của Australia. Ngày nay, Froster có 2 nhà máy ở 2 địa phương là Tiền Giang và Đà Nẵng với 2 nhãn hiệu bia chính là Froster và Larue với chính sách giá thấp và tiếp thị trực tiếp đến KH nên hiện nay là sản phẩm cạnh tranh

chính của công ty tại thị trường Nam miền Trung (tại đây thị phần của bia Larue hiện nay khoảng 55%).

- Ngoài ra thị trường miền Trung còn có một số đối thủ khác như Hennenger với thị trường chính là Nghệ An và Hà Tĩnh.

* Khu vực miền Nam

- Tổng công ty rượu bia và nước giải khát Sài Gòn (sabeco): đây là đối thủ chính của công ty bia Huế tại thị trường miền Nam. Được xem là công ty lớn nhất tại Việt Nam, sản lượng đạt hơn 600 triệu lít/ năm. Bia Sài Gòn không những là đối thủ cạnh tranh của công ty bia Huế ở thị trường miền Nam mà còn là đối thủ tại các thị trường miền Bắc và miền Trung. Trước kia bia Sài Gòn là nguồn cung cấp bia chính cho cả nước. Tuy nhiên công ty thiếu đầu tư vào thị trường trọng điểm, dàn trải chi phí vào tất cả thị trường hiện có nên hậu quả là công ty không thể quản lý toàn bộ thị trường làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ, đây là nhược điểm lớn nhất của công ty bia Sài Gòn mà các công ty cần rút ra bài học cho mình.

b) Sản phẩm thay thế

Ngoài các sản phẩm bia, các nước giải khát thay thế cũng là đối thủ cạnh tranh tiềm năng, gián tiếp của công ty. Hiện nay trên thị trường ngoài hai hãng có thế mạnh và uy tín là Pepsi và Coca Cola thì có rất nhiều nước giải khát có gas như Number 1, Sammurai, Vital, Lavie,...Đây là sản phẩm thích hợp với phụ nữ và trẻ em mà tỉ trọng của bộ phận này trong cơ cấu dân số hơn 50% do vậy tính cạnh tranh của chúng tiềm tàng nhưng sẽ rất đáng kể nếu trong tương lai sản phẩm bia không đơn thuần chỉ dành cho phái mạnh. Ngoài ra, còn phải kể đến các loại rượu và các thức uống khác có nồng độ mạnh hơn hẳn bia, tuy nhiên tính cạnh tranh của các sản phẩm này so với bia là không đáng kể do chỉ thích hợp trong mùa đông, lễ tết và một bộ phận nhỏ có thói quen dùng đồ uống có nồng độ cao. Nhưng hiện nay trên thị trường có nhiều loại rượu ngoại với giá cao đang thu hút một bộ phận những người thu nhập cao tiêu dùng và tương lai khi thành một trào lưu thì loại thức uống này cũng là một đối thủ cần xem xét.

c) Nhà cung ứng

- Malt và houblon thì công ty có thể mua của các công ty nhập khẩu malt và hoa Houblon ở Hà Nội như công ty Đường Man TNHH hay Công ty Hòa Bình- HRC... Hoặc mua trực tiếp từ các công ty nước ngoài (từ Pháp, Đức....) bằng đường thủy, từ cảng Chân Mây theo đường quốc lộ về nhà máy rất thuận lợi.

+ Đường Man TNHH là một DN đầu tiên tại Việt và Đông Nam Á sản xuất Malt - nguyên liệu chính để sản xuất bia. Với số vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng, nhà máy Đường Man được trang bị một dây chuyền sản xuất Malt đồng bộ. Các chuyên gia hàng đầu của Đức về lĩnh vực sản xuất Malt bia chịu trách nhiệm vận hành, đào tạo và chuyển giao công nghệ.

+ Công ty TNHH Hòa Bình tiền thân là một tổ hợp thương binh. Sau gần 20 năm trưởng thành và phát triển, công ty TNHH Hòa Bình đã khẳng định được tên tuổi của mình trên thương trường và trong các lĩnh vực hoạt động chủ chốt: Sản xuất, kinh doanh rượu bia, nước giải khát; sản xuất Malt (nguyên liệu chính để sản xuất bia); Kinh doanh nhà, bất động sản; Kinh doanh nhà hàng, khách sạn...

- Lúa mạch được nhập từ các nước Anh, Úc, Đan Mạch. Nguyên liệu thay thế được sử dụng là gạo thu mua ngay trong tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh.

- Nhiệt sử dụng trong nhà máy được cung cấp từ lò hơi chạy bằng nguyên liệu than. Than được mua từ Quảng Ninh, đây là nguồn cung cấp rất dồi dào.

d) Khách hàng

 Trung gian phân phối:

- Đại lý cấp 1: là đại lý nhận hàng trực tiếp của công ty, tổ chức việc bán lại cho người bán lẻ hoặc người tiêu dùng. Hiện tại, công ty có 42 đại lý hưởng hoa hồng trong đó có 34 đại lý kinh doanh ở thành phố, 8 đại lý không kinh doanh tại thành phố gồm 1 đại lý ở Quảng Điền, 1 đại lý ở A lưới, 1 ở Nam Đông, 1 ở Phú Lộc, 1 ở Hương Thuỷ, 1 ở Phú Vang, 1 ở Phong Điền, 1 ở Hương Trà.

- Ngoài ra còn có 11 đại lý trung phiếu là các đại lý mà do 2 đến 3 người kết hợp với nhau nhưng đứng tên 1 người là đại lý cấp 1 trên danh nghĩa của công ty.

- Các nhà hàng, quán:là những tổ chức, cá nhân giúp cho công ty trong việc bán hàng và đưa hàng đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng. Đây là trung gian phân phối hết sức quan trọng trong chiến lược phân phối của công ty.

 Cơ sở hỗ trợ hoạt động phân phối:

Công ty ký hợp đồng chuyên chở với các hãng tàu để chuyên chở bia ở công ty để xuất khẩu ra nước ngoài hay vận chuyển nguyên vật liệu từ nước ngoài về cơ sở để sản xuất.

Để vận chuyển đường bộ, kí hợp đồng với công ty San Hiền để vận chuyển bia đến cho các đại lí.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KHÁCH HÀNG đại lý cấp 1 tại THÀNH PHỐ HUẾ của CÔNG TY TNHH BIA HUẾ (Trang 44 - 48)