I.Mục tiêu:
• Củng cố qui tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu.
• Rèn luyện kỹ năng áp dụng qui tắc cộng hai số nguyên, qua kết quả phép tính rút ra nhận xét.
• Biết dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hay giảm của một đại lợng thực tế. II.Chuẩn bị:
• GV: Đèn chiếu hoặc bảng phụ, phiếu học tập.
• HS: Giấy trong, bút dạ. Ôn lại qui tắc cộng hai số nguyên.
III.Tổ chức các hoạt động dạy học:
A.Hoạtđộng 1: Kiểm tra bài cũ (7 ph). Giáo viên
-Câu 1:
+Phát biểu qui tắc cộng hai số nguyên âm. +Chữa BT 31/77 SGK.
-Câu 2:
Chữa bài tập 33/77 SGK, sau đó phát biểu qui tắc cộng hai số nguyên khác dấu. -Hỏi chung cả lớp: So sánh hai qui tắc này về cách tính GTTĐ và xác định dấu của tổng.
Học sinh
-Hai HS lên bảng kiểm tra
-HS1: Phát biểu qui tắc và chữa bài tập 31. -HS2:
Chữa BT 33/77 SGK và phát biểu qui tắc. -HS: Nếu cộng 2 số cùng dấu phải lấy tổng 2 GTTĐ, nếu cộng 2 số khác dấu phải lấy hiệu 2 GTTĐ. Về dấu, nếu công 2 số cùng dấu thì là dấu chung, còn cộng 2 số khác dấu, dấu là dấu của số có GTTĐ lớn hơn.
B.Hoạt động 2: Tổ chức luyện tập (30 ph). -Yêu cầu làm BT 1,2,3
-Mỗi bài gọi 4 HS làm -4HS lên bảng cùng làm BT
I.Dạng 1: Tính giá trị biểu thức, so sánh 2 số nguyên âm:
cùng 1 lúc
-Hỏi: Tính giá trị của biểu thức có chữ, phải làm theo những bớc nào? -Hớng dẫn: Hai bớc +Bớc 1: thay giá trị của chữ vào biểu thức +Bớc 2:Thực hiện phép tính. -Yêu cầu làm BT4 thực hiên phép tính rồi nhận xét. -Gợi ý: Cộng thêm số nguyên âm thì kết quả thay đổi nh thế nào?
-Chép BT do GV đọc -Cả lớp tiến hành tự làm vào vở BT. -2 HS lên bảng tính giá trị của bểu thức. BT 4:
-Thảo luận tìm cách giải. -Làm theo hớng dẫn. -Trình bày lời giải của nhóm. a)(-50) + (-10) ; b)(-16) + (-14) c)(-367)+(-33); d)-15+(+27) Bài 2 a)43 + (-3); b)-29 + (-11) c)0 + (-36); d)207 + (-207) Bài 3: Tính giá trị biểu thức a)x + (-16) biết x= - 4 b)(-102) + y biết y = 2 Giải a)x + (-16) = (-4) + (-16) = - 20 b)(-102) + y = (-102) + 2 = -100 Bài 4: So sánh , rút ra nhận xét a)123 + (-3) và 123 = 120 < 123 b)(-55) + (-15) và (-55) = (-70) < (-55)
NX: Cộng với số nguyên âm, kết quả nhỏ hơn ban đầu
Giáo viên
-Cho tiến hành cộng tiếp rồi so sánh.
-GV ghi đầu bài lên bảng -Cho dự đoán.
-Yêu cầu thử lại.
-Yêu cầu làm BT 35/77 SGK -Cho hoạt động nhóm làm BT 55/60 SBT -Thay * bằng chữ số thích hợp.
-Cho đại diện nhóm trình bày.
-Cho làm BT 48/59 SBT -Gợi ý: Yêu cầu nhận xét đặc điểm của dãy rồi mới viết tiếp.
Học sinh
-Tiến hành cộng rồi rút ra nhận xét.
-Tập dự đoán, sau đó thử lại bằng cách thay giá trị đoán và tính kiểm tra. -Đọc BT35/77 SGK -trả lời BT -Hoạt động nhóm làm BT 55/60 SBT -Các nhóm trình bày và giải thích cách làm. Vdụ: Có tổng là (-100) 1 số hạng là (-24) thì số hạng kia là (-76), vậy * là 7 -Làm BT48/59 SBT
-Nhận xét đặc điểm của mỗi dãy rồi viết tiếp.
Ghi bảng
c)(-97) + 7 và (-97) = (-90) > (-97)
NX: Khi cộng với số nguyên dơng, kết quả lớn hơn số ban đầu.
II. Dạng 2: Tìm x ( ngợc) Bài 5: Dự đoán giá trị của x và kiểm tra lại
a)x + (-3) = -11 b)-5 + x = 15 c)x + (-12) = 2 d)-3 + x = -10 III. Dạng 3: Đố vui Bài 6 (35/77 SGK) Trả lời : a)x =5 b)x = -2 Bài 7 (55/60 SBT) a)(-76) + (-24) = -100 b)39 + (-15) = 24 c)296 + (-502) = -206 III.Dạng 3: viết dãy số theo quy luật
Bài 8 (48/59 SBT): Viết tiếp dãy số
a)Số sau lớn hơn số trớc 3 đơn vị -4; -1; 2; 5; 8;… b)Số sau nhỏ hơn số trớc 4 đơn vị 5; 1; -3; -7; -11 C.Hoạt động 3: Củng cố(6 ph). -Phát biểu lại qui tắc cộng 2 số nguyên cùng dấu, cộng 2 số nguyên khác dấu.
-Xét xem kết quả hoặc phát biểu sau đúng hay sai? a)(-125) + (-55) = -70 b)80 + (-42) = 38
c)Tổng 2 số nguyên âm là số nguyên âm.
-Phát biểu lại các qui tắc phép cộng số nguyên.
-Trả lời miệng câu hỏi a)Sai về GTTĐ b)Đúng
c)Đúng.
D.Hoạt động 4: H ớng dẫn về nhà(2 ph)
-Ôn lại quy tắc cộng số nguyên, qui tắc tính giá trị tuyệt đối của một số, các tính chất phép cộng số tự nhiên.