Mô hình vận dụng nguyên lý dinh d−ỡng cây trồng tổng hợp (IPNS: Integrated Plant Nutrition System) vào việc bón phân cho cà phê

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của n, p, k đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê chè catimor trên đất đỏ bazan ở hướng hoá quảng trị (Trang 121 - 128)

- Khảo nghiệm một số mô hình bón phân cho giống càphê chè Catimor ở H−ớng Hoá Quảng Trị

3.7.2.Mô hình vận dụng nguyên lý dinh d−ỡng cây trồng tổng hợp (IPNS: Integrated Plant Nutrition System) vào việc bón phân cho cà phê

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.7.2.Mô hình vận dụng nguyên lý dinh d−ỡng cây trồng tổng hợp (IPNS: Integrated Plant Nutrition System) vào việc bón phân cho cà phê

Những kết quả nghiên cứu trên đã khẳng định các tổ hợp N, P, K tốt nhất cho cà phê chè Catimor ở H−ớng Hoá - Quảng Trị.

Trong thực tiễn sản xuất đã khẳng định vai trò của phân hữu cơ trong việc tăng hiệu lực của phân khoáng đối với cây trồng nói chung và cà phê nói riêng. Do vậy, trong thực tiễn phải luôn luôn kết hợp phân hữu cơ với phân hoá học.

Khi ch−a kết hợp đ−ợc trồng trọt với chăn nuôi, nguồn phân chuồng truyền thống nh− phân trâu bò, phân lợn, gà rất khan hiếm thì các cơ sở trồng cà phê lại có sẵn nguồn hữu cơ từ vỏ quả cà phê sau chế biến khá phong phú.

Theo Nguyễn Sỹ Nghị (1982) [43], đối với cà phê chè cứ 1.000kg quả t−ơi cho 390kg vỏ thịt t−ơi hoặc 160kg vỏ quả khô và 220kg chất nhớt. Nh− vậy 1ha cà phê kinh doanh với năng suất 10 – 15 tấn quả có thể cho từ 6 – 10 tấn vỏ quả t−ơi/năm. Hàm l−ợng dinh d−ỡng trong vỏ qủa khá cao. Kết quả phân tích vỏ quả cà phê đã qua chế biến (mẫu ủ của Công ty Cà phê và Dịch vụ Đ−ờng 9 tháng 9 năm 2003) cho thấy:

Hàm l−ợng chất hữu cơ: 73,5% Hàm l−ợng N nguyên chất: 0,98% Hàm l−ợng P2O5 nguyên chất: 0,67% Hàm l−ợng kali nguyên chất: 1,01%

Đã có nhiều hộ trồng cà phê, nhiều địa ph−ơng có ý thức dùng phụ phế phẩm vỏ cà phê bón trả lại cho v−ờn cây để thay cho nguồn phân chuồng, nh−ng cũng có nhiều nơi không sử dụng, vỏ cà phê để bừa bãi rất lãng phí và gây ô nhiễm môi tr−ờng. Trên cơ sở đó, thí nghiệm khảo nghiệm về khả năng thay thế phân chuồng và một phần phân hoá học bằng vỏ quả cà phê để khuyến cáo cho sản xuất.

Việc vận dụng nguyên lý dinh d−ỡng cây trồng tổng hợp, đòi hỏi sử dụng mọi nguồn chất dinh d−ỡng có thể có để cung cấp cho cây. Việc kết hợp tàn d− thực vật, phân chuồng, phân ủ với phân hoá học và các cây cố định đạm, tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội và chế độ sử dụng đất, để cung cấp chất dinh d−ỡng cho cây một cách hợp lý, đồng thời giữ gìn đ−ợc độ phì nhiêu cho đất và cây trồng đạt đ−ợc năng suất mong muốn.

Cây cà phê có nguồn vỏ quả sau chế biến rất phong phú, nếu đ−ợc sử dụng làm phân bón sẽ tiết kiệm đ−ợc phân hoá học, bảo đảm cung cấp đ−ợc chất hữu cơ cho đất, bảo vệ môi tr−ờng và hạ giá thành sản xuất.

Vận dụng hệ thống dinh d−ỡng cây trồng tổng hợp vào việc bón phân cho cây cà phê, khảo nghiệm đ−ợc tiến hành nhằm so sánh giữa việc bón hoàn toàn phân khoáng với bón phối hợp một phần phân khoáng + vỏ quả cà phê đã qua chế biến. Kết quả khảo nghiệm đ−ợc trình bày trong bảng 3.40 và 3.41.

- Về sinh tr−ởng của cây cà phê :

Số liệu thu đ−ợc trong bảng 3.40 cho thấy: 4 tổ hợp khảo nghiệm đều cho tốc độ tăng tr−ởng cành và số đốt dự trữ khá cao, đạt từ 4,4 – 5,6 cm/tháng và 10,2 – 11,3 đốt/8 tháng. Công thức T3, T4 mặc dù tổng l−ợng dinh d−ỡng bằng T1, T2 nh−ng do có bón 5 – 10 tấn vỏ quả cà phê qua chế biến đều cho các chỉ tiêu sinh tr−ởng tốt hơn các công thức chỉ bón phân khoáng. T3 tốt hơn T1 và T4 tốt hơn T2. ở đây cho thấy vai trò hữu cơ đã làm tăng hiệu lực của phân khoáng giúp cây sinh tr−ởng tốt hơn.

Bảng 3.40: ảnh h−ởng của các tổ hợp phân bón khác nhau đến sinh tr−ởng của cà phê

Công thức L−ợng NPK (kg/ha) + vỏ quả Dài cành (cm/tháng) Số đốt dự trữ trên cành (đốt/8 tháng) T1 300N – 150P2O5 – 400K2O 5,4 11,3 T2 200N – 100P2O5 – 200K2O 4,4 10,2 T3 200N – 80P2O5 - 300K2O + 10 tấn vỏ quả cà phê 5,6 11,0 T4 150N – 70P2O5 - 150K2O + 5 tấn vỏ quả cà phê 5,1 11,0

Ghi chú: Tổng l−ợng dinh d−ỡng N, P, K trong công thức 3 bằng công thức 1 Tổng l−ợng dinh d−ỡng N, P, K trong công thức 4 bằng công thức 2 Diện tích mỗi công thức là 2.000m2 (1.000 cây), không nhắc lại, trên v−ờn cà phê kinh doanh năm thứ 6. 1 tấn vỏ quả t−ơng đ−ơng: 10N - 7P2O5 - 10K2O

- Các chỉ tiêu về quả cà phê đ−ợc thể hiện ở bảng 3.41

Bảng 3.41: ảnh h−ởng của các tổ hợp phân bón khác nhau đến chỉ tiêu về quả Công thức L−ợng NPK (kg/ha) và vỏ quả bón P100 quả (g) Tỷ lệ quả lép (%) Tỷ lệ quả rụng (%) Tỷ lệ t−ơi/nhân T1 300N - 150P2O5 – 400K2O 138,6 16,0 10,5 6,0 T2 200N - 100P2O5 – 200K2O 138,3 17,2 11,6 6,2 T3 200N - 80P2O5 - 300K2O + 10 tấn vỏ quả cà phê 145,7 12,5 10,7 6,5 T4 150N - 70P2O5 - 150K2O + 5 tấn vỏ quả cà phê 143,5 14,5 10,8 6,4

Số liệu bảng 3.41 cho thấy: các chỉ tiêu về quả của 4 công thức khảo nghiệm đều rất tốt. Tỷ lệ quả lép, tỷ lệ rụng quả, tỷ lệ t−ơi/nhân đều rất thấp, đây là cơ sở để cà phê đạt năng suất cao, phẩm cấp nhân tốt. Các tổ hợp có sử dụng N, P, K phối hợp với bón vỏ quả cà phê đều cho các chỉ tiêu về quả tốt hơn chỉ bón N, P, K. Tổ hợp T3 cho những chỉ tiêu về quả tốt nhất, khối l−ợng 100 quả đạt 145,7g, tỷ lệ lép 12,5%, tỷ lệ rụng 10,7% và quả chín đều hơn. - Năng suất và các chỉ tiêu về nhân.

Các số liệu về nhân và năng suất cà phê của các mô hình đ−ợc ghi nhận trong bảng 3.42.

Bảng 3.42: ảnh h−ởng của các tổ hợp phân bón khác nhau đến các chỉ tiêu về nhân và năng suất cà phê

Công thức L−ợng NPK (hg/ha) và vỏ quả bón Năng suất nhân (tấn/ha) P100 hạt (g) Tỷ lệ nhân trên sàng số 18 (%) T1 300N - 150P2O5 - 400K2O 2,06 14,55 34 T2 200N - 100P2O5 - 200K2O 1,86 15,32 31 T3 200N - 80P2O5 - 300K2O + 10 tấn vỏ quả cà phê 2,44 15,63 36 T4 150N - 70P2O5 - 150K2O + 5 tấn vỏ quả cà phê 2,07 15,52 31 Năng suất của công thức T3 (2,44 tấn nhân/ha) cao hơn hẳn công thức T1 (2,06 tấn nhân/ha), bội thu của công thức T3 so với T1 là 380kg nhân/ha, mặc dù tổng l−ợng dinh d−ỡng N, P, K của 2 công thức là t−ơng đ−ơng nhau. T−ơng tự nh− vậy, công thức T4 so với công thức T2 tăng 210kg nhân/ha. Các chỉ tiêu khối l−ợng 100 hạt và tỷ lệ hạt trên sàng số 18 cũng cho thấy quy luật t−ơng tự, có nghĩa khi bón phân hữu cơ bằng vỏ quả cà phê qua chế biến, giảm l−ợng N, P, K t−ơng ứng thì đều cho các chỉ tiêu về nhân tốt hơn và năng suất cao hơn hẳn bón hoàn toàn bằng NPK hoá học

Hình 3.4. Các công thức khảo nghiệm một số tổ hợp phân bón và vỏ quả cà phê qua chế biến

- Về hiệu quả kinh tế

Kết quả bảng 3.43 cho thấy: cả 4 công thức khảo nghiệm đều cho lãi suất khá cao từ 19,1 triệu đến 27,06 triệu/ha và hệ số VCR từ 1,37 đến 2,06.

Các tổ hợp bón N, P, K kết hợp với 5 – 10 tấn vỏ quả cà phê qua chế biến cho năng suất, lợi nhuận và hệ số VCR tốt hơn bón N, P, K hoàn toàn bằng phân hoá học, mặc dù l−ợng dinh d−ỡng là t−ơng đ−ơng (hình 3.4).

300N - 150P2O5 - 400K2O 200N - 100P2O5 - 200K2O

200N - 80P2O5 - 300K2O

+ 10 tấn vỏ quả cà phê

150N - 70P2O5 - 150K2O

Bảng 3.43: Hiệu quả kinh tế của các tổ hợp phân bón khảo nghiệm. Tổng thu nhập Công thức L−ợng NPK (kg/ha) Và vỏ quả bón Tổng chi phí (triệu đồng) NS nhân (tấn/ha) Triệu đồng Lãi (triệu đồng) T1 300N - 150P2O5 - 400K2O 14,76 2,06 35,02 20,26 T2 200N - 100P2O5 - 200K2O 11,52 1,86 31,62 19,10 T3 200N - 80P2O5 - 300K2O + 10 tấn vỏ quả cà phê 14,42 2,44 41,48 27,06 T4 150N - 70P2O5 - 150K2O + 5 tấn vỏ quả cà phê 11,49 2,07 35,19 23,70 Ghi chú: Giá trị 1tấn nhân: 17.000.000đ, 1kg N: 8.500đ, 1kg P2O5 : 7.500đ 1kg K2O 6.500đ, 1 tấn vỏ quả cà phê chế biến: 60.000đ

Tiền công thu hoạch: 2.100.000đ/tấn nhân Chi phí chế biến : 1.000.000đ/tấn nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công thức T3 tổng chi phí 14,42 triệu/ha, thấp hơn T1:14,76 triệu/ha, nh−ng lợi nhuận T3 là 27,06 triệu/ha, cao hơn T1 (lợi nhuận 20,26 triệu/ha) là 6,8 triệu/ha.

Công thức T4 và T2 chi phí t−ơng đ−ơng nhau nh−ng lợi nhuận của T4 cao hơn so với T2 là 4,6 triệu/ha. Xét về tỷ suất lợi nhuận, công thức T4 (150N - 70P2O5 - 150K2O + 5 tấn vỏ quả cà phê) là cao nhất, thứ đến công thức T3 sau cùng là T1 (300N - 150P2O5 - 400K2O). Trong điều kiện hiện nay, khi giá các loại phân khoáng tăng cao, nếu chúng ta đầu t− một l−ợng N, P, K cao hoàn toàn bằng phân khoáng không những không tăng tỷ suất lợi nhuận mà còn làm ảnh h−ởng đến môi tr−ờng và sự bền vững của v−ờn cây cà phê. Vì vậy,việc đ−a tổ hợp 150N-70P2O5-150K2O phối hợp với5 tấn vỏ quả cà phê

bón cho 1ha cà phê chè Catimor khuyến cáo cho sản xuất cà phê ở H−ớng Hoá- Quảng Trị và các nơi trồng cà phê chè khác rất hợp lý.

Điều này thể hiện giá trị rất cao của vỏ quả cà phê qua chế biến đối với dinh d−ỡng của cây cà phê. Hiệu lực này chính do vai trò hữu cơ của vỏ quả cà phê trong việc cải thiện các tính chất vật lý đất, làm tăng hiệu lực của phân khoáng. Vì vậy, nên khuyến khích việc chế biến vỏ quả cà phê thành nguồn phân hữu cơ bón cho cà phê, không những tiết kiệm đ−ợc phân hoá học, tăng năng suất, ổn định đ−ợc độ phì nhiêu của đất, làm sạch môi tr−ờng, mà còn làm tăng chất l−ợng v−ờn cây và hạ giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của n, p, k đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê chè catimor trên đất đỏ bazan ở hướng hoá quảng trị (Trang 121 - 128)