Các mô hình khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của n, p, k đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê chè catimor trên đất đỏ bazan ở hướng hoá quảng trị (Trang 47 - 49)

- Khảo nghiệm một số mô hình bón phân cho giống càphê chè Catimor ở H−ớng Hoá Quảng Trị

2.4.3. Các mô hình khảo nghiệm

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu ở trên, chọn ra một số công thức phân bón tốt nhất và có hiệu quả nhất để khảo nghiệm trên diện rộng.

* Mô hình 1: Hiệu quả của một số tổ hợp phân bón NPK cho cà phê Mô hình 1 đ−ợc khảo nghiệm với 3 công thức và 3 tổ hợp phân bón:

Công thức khảo nghiệm Các tổ hợp phân bón NPK Công thức 1 250 N - 150 P2O5 – 240 K2O Công thức 2 200 N - 100 P2O5 - 200 K2O Công thức 3 300 N - 150 P2O5 – 400 K2O Công thức 1: Bón theo khuyến cáo của Bộ NN&PTNT (1998)

Công thức 2, 3: Bón theo công thức tốt nhất rút ra từ thí nghiệm của đề tài. Mỗi công thức khảo nghiệm đ−ợc bố trí trên diện tích 0,5 ha không nhắc lại trên cà phê kinh doanh năm thứ 6 của Công ty cà phê Đ−ờng 9, Khe Sanh - H−ớng Hoá - Quảng Trị.

* Mô hình 2: Vận dụng nguyên lý của hệ thống dinh d−ỡng cây trồng tổng hợp (IPNS) vào việc bón phân cho cà phê

Trên cơ sở hai tổ hợp phân bón có hiệu quả cao ở mô hình khảo nghiệm 1, bổ sung thêm một l−ợng vỏ quả cà phê qua chế biến trên nguyên tắc tính toán l−ợng chất dinh d−ỡng NPK bằng nhau nh− 2 tổ hợp phân bón đ−ợc lựa chọn.

Khảo nghiệm phối hợp phân khoáng + vỏ quả cà phê đã qua chế biến gồm 4 công thức, trong đó có 2 công thức của mô hình 1.

Công thức khảo nghiệm Các tổ hợp phân bón Công thức 1 300 N - 150 P2O5 – 400 K2O Công thức 2 200 N - 100 P2O5 - 200 K2O

Công thức 3 200 N-80 P2O5 – 300 K2O +10 tấn vỏ quả cà phê Công thức 4 150 N-70 P2O5 – 150 K2O +5 tấn vỏ quả cà phê

Ghi chú:

1tấn vỏ quả cà phê đã qua chế biến có:10N-7 P2O5– 10 K2O. Tổng l−ợng NPK công thức 3 bằng công thức 1; Công thức 4 bằng công thức 2.

Vỏ quả cà phê đã qua chế biến −ớt, phối trộn với vôi, phân chuồng ủ hoai đem bón trả lại cho cà phê với l−ợng 5 tấn/ha và 10 tấn/ha. Phân đ−ợc bón vào rãnh sâu 20 cm, rộng 30 cm, dài 60 - 80 cm sau khi trộn 2 phần đất mặt với vỏ cà phê hoai mục đã qua chế biến rồi lấp kín.

Mỗi công thức khảo nghiệm đ−ợc bố trí trên diện tích 2.000m2 (1.000 cây), không nhắc lại trên cà phê kinh doanh năm thứ 6 của Công ty cà phê Đ−ờng 9, Khe Sanh - H−ớng Hoá - Quảng Trị.

* Hàm l−ợng chất dinh d−ỡng nguyên chất trong một số loại phân chính đ−ợc sử dụng trong thí nghiệm:

- Phân urê: 46 % N

- Phân amôn sunfat: 21% N

- Phân lân tecmophotphat: 15 % P2O5 - Phân kali clorua: 60 % K2O

- Vỏ quả cà phê đã qua chế biến: (mẫu phân ủ của Công ty Cà phê Đ−ờng 9 năm 2003):

Chất hữu cơ: 73,5 %; NTS : 0,98 %; P2O5 TS : 0,67 %; K2OTS : 1,01 %;

Ca : 1,05 %; Mg : 0,49 %; S : 2,27 %; Zn : 603 mg/kg; B : 4,3 mg/kg (Kết quả phân tích tại Trung tâm nghiên cứu cà phê Ba Vì)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của n, p, k đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê chè catimor trên đất đỏ bazan ở hướng hoá quảng trị (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)