- Khảo nghiệm một số mô hình bón phân cho giống càphê chè Catimor ở H−ớng Hoá Quảng Trị
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.4.6. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón N,P,K riêng rẽ và phối hợp cho cà phê Catimor
Tr−ớc khi áp dụng vào sản xuất đại trà một ph−ơng thức canh tác hay một mức phân bón nào đó, việc tính toán hiệu quả kinh tế của biện pháp kỹ thuật đ−a ra rất quan trọng. Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế đ−ợc chấp nhận khi VCR ≥ 2.
Kết quả ở bảng 3.18 cho thấy: các công thức bón riêng rẽ từng nguyên tố cho lợi nhuận thấp hơn bón phối hợp 2 nguyên tố. ở đây những công thức có nguyên tố N và K, đặc biệt là K thì năng suất tăng lên đáng kể. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận xét của De Geus (1983) [10] và Bernhard Rothfos (1970) [68] cây cà phê cần nhiều kali đặc biệt là thời kỳ phát triển quả,
Bảng 3.18: Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân N, P, K riêng rẽ và phối hợp cho cà phê Catimor tại Quảng Trị
Đầu t− thêm (1.000đ/ha) Tổng thu nhập Công thức Tiền phân bón Tiền công (tấn nhân/ha) (1000 đ/ha) Chênh lệch với đối chứng (1000đ/ha) VCR 0-0-0 - - 0,91 15470 - - N 2125 1612 1,43 24310 8840 3,40 P 750 837 1,18 20060 4590 5,00 K 1625 1798 1,49 25330 9860 4,96 NK 3750 2573 1,74 29580 14110 3,08 NP 2875 2201 1,62 27540 12070 3,43 PK 2375 2790 1,81 30770 15300 5,26 NPK 4500 4619 2,40 40800 25330 4,60
Ghi chú : 1 tấn cà phê nhân thành phẩm: 17.000.000đ, 1kg N: 8500 đ, 1 kg P2O5: 7500 đ, 1kg K2O: 6500 đ, tiền công thu hoạch cà phê: 2.100.000 đ/tấn nhân, chi phí chế biến: 1.000.000 đ/tấn nhân
Cần nhiều nhất là giai đoạn thành thục và giai đoạn quả chín. Tuy nhiên, bón riêng rẽ hoặc phối hợp 2 nguyên tố mặc dù lợi nhuận vẫn cao, tỷ suất lợi nhuận VCR lớn hơn 2 có thể xem là chấp nhận đ−ợc (công thức bón K chênh lệch với đối chứng 9,86 triệu/ha, VCR = 4,96; công thức NK chênh lệch với đối chứng 14,11 triệu/ha, VCR = 3,08; công thức PK chênh lệch với đối chứng 15,30 triệu/ha, VCR= 5,26). Song đối với đất, việc bón nh− vậy sẽ mất cân đối dinh d−ỡng, cho nên không
thể áp dụng lâu dài đ−ợc. Khi bón đầy đủ, cân đối 3 nguyên tố N, P, K, hiệu quả kinh tế đạt cao nhất, chênh lệch với đối chứng đạt 25,33 triệu/ha và VCR = 4,60.
Có thể kết luận mức phân bón cho cà phê kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao nhất là bón phối hợp NPK ở mức: 250N – 100P2O5 – 250K2O
Nh− vậy:
* Cả ba nguyên tố N, P, K đều đóng vai trò quan trọng đối với giống cà phê chè Catimor trong giai đoạn KTCB cũng nh− trong thời kỳ kinh doanh. Thiếu bất cứ một nguyên tố nào cũng đều làm cản trở tốc độ sinh tr−ởng của cây và đều giảm năng suất.
* Đối với cà phê KTCB
Bón đơn độc hay bón kết hợp các nguyên tố đều có hiệu lực đối với sinh tr−ởng của cà phê. Khi bón kết hợp 2 nguyên tố, hiệu lực của chúng cao hơn so với chỉ bón đơn độc một nguyên tố. Đặc biệt bón kết hợp đầy đủ 3 nguyên tố NPK cho hiệu lực cao hơn nhiều so với chỉ bón 2 nguyên tố.
N đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển thân, cành và bộ tán của cây cà phê.
Thứ tự hiệu lực NPK đối với sinh tr−ởng cà phê trong thời kỳ KTCB đ−ợc sắp xếp nh− sau:
N > K > P và NPK > NP > NK > PK Riêng đối với sự tăng tr−ởng cặp cành thì:
N > K = P và NPK > NP = PK = NK * Đối với cà phê kinh doanh
- Việc bón không đầy đủ (chỉ bón 1 hoặc 2 nguyên tố) đều làm cho các bộ phận mang quả nh− cành và đốt dự trữ chậm phát triển. Ng−ợc lại, bón đầy đủ cả 3 nguyên tố thì các bộ phận mang quả phát triển mạnh làm cơ sở cho cây đạt năng suất cao. N và K đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng các chỉ tiêu mang quả nh− số cành và đốt dự trữ.
- Việc bón không đầy đủ (bón đơn độc từng nguyên tố hay thiếu bất cứ nguyên tố nào trong tổ hợp NPK) đều làm giảm các chỉ tiêu về quả, tăng tỷ lệ
quả lép, tăng tỷ lệ quả rụng, tăng tỷ lệ t−ơi/nhân và giảm khối l−ợng nhân, dẫn đến giảm năng suất cà phê so với bón đầy đủ cả 3 nguyên tố N, P, K.
- Trong 3 nguyên tố thì K đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng các yếu tố cấu thành năng suất, giảm tỷ lệ quả rụng rõ hơn các nguyên tố N và P.
Hiệu lực của N, P, K cho cà phê kinh doanh đ−ợc sắp xếp nh− sau: K≥N>P và NPK>PK≥NK≥NP
- Việc bón cân đối đầy đủ cả 3 nguyên tố N, P, K không những làm tăng khả năng hút và nâng cao hàm l−ợng các nguyên tố dinh d−ỡng trong lá, mà còn tạo nên sự t−ơng tác d−ơng làm tăng hiệu lực phân bón nói chung, dẫn đến năng suất cao. Khi bón đầy đủ N, P, K tác động hiệp đồng của P với NK là + 0,8, của N với PK là + 0,7 và của K với NP là +5,1 tạ nhân cà phê/ha.
- Chỉ bón riêng rẽ N với mức 250 kg N/ha có thể đạt hiệu suất kinh tế cao (điều này giải thích tại sao trong nhiều tr−ờng hợp chạy theo lợi nhuận nông dân chỉ bón đơn độc N mà coi nhẹ P, K), song lãi thuần không cao và là biện pháp bón phân không khoa học, về lâu dài sẽ không bảo vệ đ−ợc độ phì của đất. Khi phối hợp N, P, K thì hiệu quả kinh tế cao, nhất là phối hợp 250N + 100 P2O5 + 250 K2O, chênh lệch với đối chứng (25,23 triệu/ha) mà hiệu quả kinh tế cũng cao (VCR=2,78).