Gordian và Northmore (dẫn theo Willson, 1987) [91], phát hiện thấy rằng nhân cà phê có khối l−ợng càng cao thì càng có chất l−ợng tốt. Vì vậy, khối l−ợng hạt cũng đ−ợc coi là chỉ tiêu đánh giá phẩm cấp cà phê. Những cây cà phê thiếu hụt dinh d−ỡng do bón phân không đủ, th−ờng có quả chín ép, vỏ màu vàng đỏ, không đỏ t−ơi nh− trên cây đủ dinh d−ỡng, những quả này th−ờng nổi trong n−ớc vì hạt nhẹ hoặc teo lép, tỷ trọng hạt thấp, nhân rang có màu vàng đục, n−ớc pha cà phê uống có vị đắng khé, mùi hăng không ngon miệng và đ−ợc xếp vào loại chất l−ợng thấp.
Việc cung cấp N tăng làm thay đổi thành phần các hợp chất trong cây do tăng hàm l−ợng protein đi kèm với giảm hàm l−ợng hydrat cacbon và giảm các loại dầu trong hạt, dẫn đến giảm độ béo và vị ngậy của n−ớc pha cà phê [37].
Northmore (trích theo Cannell, 1987) [70]), cho thấy hàm l−ợng K và Ca trong hạt cà phê cao quá mức sẽ làm xuất hiện nhiều hạt nâu, loại hạt đ−ợc coi là kém chất l−ợng.
Gia tăng cung cấp P sẽ làm tăng hàm l−ợng protein thô trong hạt, tăng các axit amin thiết yếu. Thiếu P sẽ làm giảm khả năng tích lũy chất dinh d−ỡng và tinh bột, song nhu cầu P của cà phê ít hơn nhu cầu N và K nhiều [37].
Khi nghiên cứu ảnh h−ởng của cân bằng các nguyên tố dinh d−ỡng đến chất l−ợng cà phê, Oyejola (trích theo Cannell, 1987) [70]) nhận thấy mức phân bón tăng làm gia tăng đáng kể khối l−ợng hạt cà phê. Sự biến đổi hàm l−ợng các nguyên tố N, P, K, Ca, Mg không làm cho hàm l−ợng cafein và axit clorogenic (hợp chất quyết định độ chua của n−ớc cà phê) trong cà phê vối thay đổi một cách có ý nghĩa.
Tôn Nữ Tuấn Nam (1998) [33] cho thấy mức bón NPK càng cao càng có tác dụng cải thiện khối l−ợng hạt, nh−ng không ảnh h−ởng rõ rệt có ý nghĩa thống kê đến kích th−ớc hạt.
Những đặc tr−ng chất l−ợng cơ bản nhất của cà phê do yếu tố di truyền (giống) quyết định. Dinh d−ỡng khoáng là một trong những yếu tố có tác dụng nhất định đến phẩm cấp hạt cà phê th−ơng phẩm thông qua các chỉ tiêu nh− khối l−ợng quả, kích cỡ hạt, hình dạng hạt, tỷ trọng hạt, màu sắc hạt. Cho đến nay, rất ít nghiên cứu về mối liên quan giữa thành phần hoá học và chất l−ợng của hạt cà phê. Do vậy, trên th−ơng tr−ờng, chất l−ợng cà phê đ−ợc đánh giá thông qua phẩm cấp hạt cà phê.
Tóm tắt tổng quan tài liệu
Tổng hợp các tài liệu đã trình bày ở trên cho thấy:
Phân bón là một trong những nhân tố có ảnh h−ởng lớn đến sinh tr−ởng, phát triển, năng suất, phẩm cấp hạt và tính bền vững của v−ờn cà phê. Vì vậy,
những nghiên cứu về phân bón cho cà phê đã trở thành vấn đề cấp thiết với hầu hết các quốc gia trồng cà phê trên thế giới.
Tại Việt Nam, tình hình nghiên cứu sử dụng phân bón cho cây cà phê đang đ−ợc chú trọng. Các kết quả nghiên cứu đã rút ra đ−ợc nhiều kết luận có giá trị khoa học, thực tiễn cao, chủ yếu cho cà phê vối Robusta tại Tây Nguyên.
Đối với cà phê chè Arabica, đặc biệt ở vùng sinh thái phía Bắc nói chung, vùng H−ớng Hoá - Quảng Trị nói riêng, những nghiên cứu về phân bón cho cà phê còn rất ít. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra một tổ hợp NPK cân đối, hợp lý và phối hợp giữa phân khoáng với phân hữu cơ để nâng cao năng suất, phẩm cấp hạt đồng thời tăng tính ổn định và bền vững cho v−ờn cà phê là rất cần thiết.
Luận án nhằm góp phần giải quyết những tồn tại nêu trên và bổ sung vào qui trình bón phân cho cà phê chè của cả n−ớc nói chung, cho vùng H−ớng Hoá - Quảng Trị nói riêng, để nâng cao hiệu quả kinh tế của giống cà phê chè Catimor.
Ch−ơng 2