Ảnh h−ởng của việc bón N,P,K riêng rẽ và phối hợp đến các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất cà phê chè Catimor kinh doanh

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của n, p, k đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê chè catimor trên đất đỏ bazan ở hướng hoá quảng trị (Trang 74 - 79)

- Khảo nghiệm một số mô hình bón phân cho giống càphê chè Catimor ở H−ớng Hoá Quảng Trị

3.4.2.ảnh h−ởng của việc bón N,P,K riêng rẽ và phối hợp đến các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất cà phê chè Catimor kinh doanh

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.4.2.ảnh h−ởng của việc bón N,P,K riêng rẽ và phối hợp đến các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất cà phê chè Catimor kinh doanh

Kết quả nghiên cứu ảnh h−ởng của N, P, K riêng rẽ và phối hợp đến các chỉ tiêu cấu thành năng suất đ−ợc thể hiện trong bảng 3.13 và 3.14.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy N ảnh h−ởng trực tiếp đến khả năng sinh tr−ởng và phát triển của cây, P và K ảnh h−ởng đến các chỉ tiêu về quả và nhân rõ nét. Việc bón kali sẽ cho phẩm cấp nhân tốt hơn.

Khi nghiên cứu ảnh h−ởng của phân bón đến chất l−ợng sản phẩm, nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định: Chất l−ợng vốn có của sản phẩm phụ thuộc vào kiểu gen di truyền (yếu tố bên trong). Các yếu tố môi tr−ờng (yếu tố bên ngoài) giúp cho tiềm năng di truyền đ−ợc thể hiện.

Hiện nay có nhiều cách phân loại và đánh giá chất l−ợng cà phê, từ đánh giá theo kích cỡ và tỷ trọng hạt đến đánh giá mùi vị qua thử nếm. Tuy vậy, việc đánh giá qua thử nếm phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật chế biến, phơi sấy, rang xay... và sở thích cá nhân của ng−ời thử nếm. Các nhà khoa học có cách uống cà phê khác với

sinh viên. Ng−ời Pháp thích loại cà phê thể chất vừa phải nh−ng rất thơm. Ng−ời Đức thích cà phê thơm nhẹ. Ng−ời ý thích cà phê vừa có thể chất đậm đà vừa rất thơm... Do đó, khó có một tiêu chuẩn chính xác cho một loại cà phê chất l−ợng tốt. Tuy chất l−ợng cà phê là một khái niệm t−ơng đối nh−ng nhìn chung tách cà phê có vị chua ngọt vừa phải, các mùi vị chủ yếu cân đối gây đ−ợc sảng khoái cho ng−ời uống sẽ đ−ợc đánh giá là chất l−ợng tốt. Việc thử nếm mặc dù quan trọng nh−ng không phải là biện pháp luôn đ−ợc sử dụng trong buôn bán cà phê.

Thông th−ờng ng−ời ta đánh giá chất l−ợng cà phê qua các chỉ tiêu cà phê nhân sống nh− khối l−ợng 100 hạt, tỷ lệ nhân trên sàng, tỷ lệ t−ơi/nhân cũng nh− các chỉ tiêu về chất l−ợng quả. Sự mô tả về màu sắc hạt luôn đ−ợc áp dụng vì có mối liên hệ chặt chẽ giữa những biểu hiện trên cà phê nhân sống với các đặc tr−ng cảm quan của n−ớc pha.

Willson (1987) [91] phát hiện thấy rằng trong cùng một giống, nhân cà phê có khối l−ợng càng cao thì càng có chất l−ợng tốt vì vậy khối l−ợng hạt cũng đ−ợc coi là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất l−ợng cà phê.

Kết quả nghiên cứu về ảnh h−ởng của N, P, K bón riêng rẽ và phối hợp đến các chỉ tiêu về quả cà phê (khối l−ợng 100 quả, tỷ lệ quả lép và tỷ lệ quả rụng) của cà phê Catimor giai đoạn kinh doanh đ−ợc thể hiện ở bảng 3.13.

Bảng 3.13: ảnh h−ởng của việc bón N, P, K riêng rẽ và phối hợp đến một số chỉ tiêu về quả cà phê

Công thức Khối l−ợng 100 quả (g) Tỷ lệ lép (%) Tỷ lệ quả rụng (%) 0-0-0 110,0 a 23,3 c 24,3 c N 121,3 ab 19,7 b 20,7 b P 125,3 c 17,3 ab 21,3 bc K 132,0 c 16,7 ab 19,9 b NK 147,0 d 16,0 a 21,9 bc NP 130,7 c 18,3 ab 22,3 bc PK 146,7 d 17,7 ab 19,9 b NPK 152,7 d 15,3 a 16,1 a

Kết quả bảng 3.13 cho thấy :

- Khối l−ợng 100 quả đạt từ 121,3 đến 152,7 gam.

Xét ảnh h−ởng của các nguyên tố phân bón N, P, K đến khối l−ợng 100 quả, P và K rõ hơn N. Công thức bón K, khối l−ợng 100 quả tăng nhiều so với đối chứng.

- Về tỷ lệ quả lép: ở tất cả các công thức bón phân đều có tỷ lệ quả lép nhỏ hơn công thức đối chứng, tỷ lệ này thấp nhất ở công thức bón NPK (15,3%), cao nhất ở công thức không bón NPK (23,3%).

Nhìn chung, giữa các công thức bón đơn độc N, P hoặc K, khối l−ợng 100 quả cũng nh− tỷ lệ quả lép không có sự sai khác. Khi bón kết hợp NP, NK hoặc PK thì khối l−ợng 100 quả tăng lên, đặc biệt là ở các công thức có bón kali. Kali có vai trò quan trọng trong việc làm tăng khối l−ợng quả và giảm tỷ lệ quả lép. Công thức bón đơn độc K, hoặc phối hợp NK có khối l−ợng 100 quả cao hơn, tỷ lệ quả lép thấp hơn. Công thức thiếu K (chỉ có NP) có khối l−ợng quả thấp, tỷ lệ lép cao và sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê so với đối chứng. ở đây kali có vai trò làm tăng hiệu quả của N. ở công thức bón đầy đủ các nguyên tố NPK, khối luợng 100 quả đạt cao nhất là 152,7 g và tỷ lệ quả lép giảm xuống chỉ còn 15,3 %.

- Về tỷ lệ quả rụng: Sự chênh lệch giữa các công thức thí nghiệm có bón phân so với công thức đối chứng là rõ rệt. Công thức có bón K tỷ lệ rụng quả giảm rõ hơn các công thức khác. Đặc biệt khi bón cân đối đầy đủ ba nguyên tố NPK thì tỷ lệ quả rụng giảm từ 24,3% xuống còn 16,1%.

Có thể thấy rằng: nếu nh− N có vai trò sinh lý quyết định đến sự hình thành và sinh tr−ởng của các cơ quan dinh d−ỡng, tạo nên bộ khung tán của cây thì P và K đặc biệt là K lại có vai trò sinh lý rất quan trọng trong việc hình thành và tăng tr−ởng của các cơ quan sinh sản và dự trữ. Ngoài ra K có vai trò trong việc xúc tiến chất hữu cơ đ−ợc quang hợp ở bộ lá vận chuyển về tích luỹ vào quả cà phê làm tăng kích cỡ của quả và giảm tỷ lệ quả lép và quả rụng.

Nghiên cứu về ảnh h−ởng của phân bón N, P, K đến phẩm cấp nhân đ−ợc thể hiện ở bảng 3.14.

Kết quả bảng 3.14 cho thấy: Khối l−ợng 100 nhân và tỷ lệ t−ơi/nhân, sai khác rõ rệt giữa các công thức có bón phân so với công thức không bón phân. Khi chỉ bón riêng rẽ N, P hay K thì khối l−ợng 100 nhân và tỷ lệ t−ơi/nhân giữa các công thức chênh lệch không đáng kể. Tuy nhiên các công thức bón K riêng rẽ hoặc phối hợp với P và N đều cho kết quả tốt hơn. Khi bón đầy đủ N, P, K, khối l−ợng 100 nhân tăng lên đạt 14,7g và tỷ lệ t−ơi/nhân giảm xuống còn 6,1. Kết quả này phù hợp với chỉ tiêu tỷ lệ nhân trên sàng 18. Các công thức có bón K đều có tỷ lệ nhân trên sàng 18 đạt cao nhất. Công thức bón đầy đủ N, P, K cho tỷ lệ này cao nhất (45,4%). Rõ ràng K ảnh h−ởng tốt đến phẩm cấp của nhân cà phê và tăng phẩm cấp cà phê xuất khẩu.

Bảng 3.14: ảnh h−ởng của việc bón N, P, K riêng rẽ và phối hợp đến phẩm cấp nhân và năng suất cà phê

Năng suất Công thức Khối l−ợng 100 nhân (g) Tỷ lệ t−ơi/nhân Tỷ lệ nhân trên sàng 18 (%) tấn nhân/ha (%) 0-0-0 10,2 a 9,1 c 25,6 a 0,91 a 100 N 11,5 ab 6,9 ab 34,4 bc 1,43 bc 157 P 11,7 abc 7,6 b 31,5 bc 1,18 ab 130 K 12,4 bc 6,7 ab 39,7 d 1,49 bc 164 NK 13,7 cd 7,2 ab 34,5 bc 1,74 c 191 NP 12,4 bc 6,5 ab 29,9 ab 1,62 bc 178 PK 13,8 cd 6,4 ab 36,2 d 1,81 c 199 NPK 14,7 d 6,1 a 45,4 e 2,40 d 264 (L−ợng bón kg/ha: 250N - 100P2O5 - 250K2O)

Sự sai khác về năng suất giữa các công thức bón phân so với công thức đối chứng (không bón phân) rất rõ rệt. Năng suất cà phê tăng từ 30% ở công thức bón P đến 164% ở công thức bón đầy đủ N, P, K. Điều đó cho thấy vai trò phân bón có ý nghĩa quan trọng đến việc tăng năng suất cà phê.

Năng suất thí nghiệm đạt từ 1,18 đến 2,40 tấn nhân/ha. Các công thức bón riêng rẽ từng yếu tố N, P, K cho năng suất thấp và thấp nhất là công thức bón phân lân. Các công thức phối hợp NK, NP, PK cho năng suất cao hơn bón riêng rẽ từng nguyên tố (hình 3.1). Tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê. Trong đó, các công thức thiếu kali cho năng suất kém nhất. Điều này thể hiện rõ vai trò của kali trong việc làm tăng năng suất, tăng kích th−ớc nhân cà phê. Khi bón đầy đủ cả ba nguyên tố N, P, K, năng suất cà phê tăng lên rõ rệt, đạt 2,40 tấn nhân/ha, v−ợt so với đối chứng 164 % và tỷ lệ nhân trên sàng 18 đạt 45,4%. Sự chênh lệch về năng suất giữa công thức bón phân đầy đủ so với các công thức thí nghíệm

Hình 3.1: Biểu đồ ảnh h−ởng N, P, K riêng rẽ và phối hợp đến năng suất cà phê chè Catimor kinh doanh tại H−ớng Hoá - Quảng Trị

0 0.5 1 1.5 2 2.5 Năng suất (Tấn/ha) Đ/c N P K NK NP PK NPK Công thức bón

khác là hoàn toàn đáng tin cậy. Nh− vậy, có thể nói bón riêng rẽ từng nguyên tố hay bón thiếu một nguyên tố nào đó đều làm giảm năng suất, nhân cà phê nhỏ đi... Khi bón đầy đủ cả 3 nguyên tố thì cà phê cho năng suất cao nhất, tỷ lệ nhân trên sàng 18 cũng cao nhất và hạt cà phê đạt phẩm cấp cao hơn, có giá trị xuất khẩu cao hơn.

Tác động của N, P, K đến năng suất cà phê kinh doanh có thể sắp xếp theo thứ tự nh− sau: N = K > P và NPK > PK ≥ NK ≥ NP.

3.4.3. Phân tích mối quan hệ giữa các nguyên tố N, P, K đối với năng suất cho giống cà phê chè Catimor giai đoạn kinh doanh

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của n, p, k đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê chè catimor trên đất đỏ bazan ở hướng hoá quảng trị (Trang 74 - 79)