- Khảo nghiệm một số mô hình bón phân cho giống càphê chè Catimor ở H−ớng Hoá Quảng Trị
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.3.2. ảnh h−ởng của viẹc bón N,P,K riêng rẽ và phối hợp đến chiều dài cành và số cặp cành của cà phê năm thứ nhất
Chiều dài cành và số cặp cành là hai chỉ tiêu quan trọng quyết định năng suất quả sau này, vì chùm quả đều đóng trên cành. Hai chỉ tiêu này càng lớn thì đến giai đoạn kinh doanh năng suất cà phê sẽ càng cao.
Số liệu trong bảng 3.10 là kết quả theo dõi ảnh h−ởng của N, P, K bón riêng rẽ và phối hợp đến các chỉ tiêu sinh tr−ởng cành cà phê trong năm thứ nhất.
Bảng 3.10: ảnh h−ởng của việc bón N, P, K riêng rẽ và phối hợp đến chiều dài cành và số cặp cành (sau 8 tháng)
Chiều dài cành Số cặp cành Công thức cm % Cặp cành % 0-0-0 25,4 a 100 7,5 a 100 N 32,7 b 129 9,6 bc 128 P 28,3 ab 111 8,5 b 114 K 28,9 ab 114 8,5 b 114 NK 30,2 b 119 9,0 ab 120 PK 29,2 ab 115 9,0 ab 120 NP 31,6 ab 124 9,1 ab 121 NPK 39,6 c 156 10,3 c 137 (L−ợng bón/ha: 200N - 100P2O5 - 150K2O)
Có thể thấy ảnh h−ởng của các yếu tố phân bón đến chiều dài cành và số cặp cành cũng có quy luật t−ơng tự nh− đối với chiều cao cây và đ−ờng kính tán.
Đối với chiều dài cành, khi bón riêng rẽ N, P, K thì hiệu lực của N cao hơn P và K và cao hơn đối chứng có ý nghĩa. Chỉ bón P, K riêng rẽ thì chiều dài cành không khác biệt so với đối chứng. Bón đầy đủ cả N, P, K thì cành mọc dài nhất. Sự chênh lệch về chiều dài cành giữa công thức N, P, K so với tất cả các công thức khác là rất có ý nghĩa. Chính vì vậy mà khi bón đầy đủ N, P, K tán cây phát triển mạnh nhất. Khi bón đầy đủ cả 3 nguyên tố, chiều dài cành tăng 56% so với đối chứng không bón phân.
Đối với số cặp cành thì tất cả các công thức đ−ợc bón phân đều có số cặp cành lớn hơn công thức không bón một cách có ý nghĩa. Khi bón kết hợp cả ba nguyên tố N, P, K thì số cặp cành tăng mạnh hơn bón riêng rẽ và bón kết hợp 2 nguyên tố. Số cặp cành ở công thức bón đầy đủ cả 3 nguyên tố tăng 37% so với đối chứng không bón phân.