Ảnh huởng của việc bón N,P,K riêng rẽ và phối hợp đến sự tích lũy các chất dinh d−ỡng trong lá cà phê

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của n, p, k đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê chè catimor trên đất đỏ bazan ở hướng hoá quảng trị (Trang 83 - 84)

- Khảo nghiệm một số mô hình bón phân cho giống càphê chè Catimor ở H−ớng Hoá Quảng Trị

3.4.5.ảnh huởng của việc bón N,P,K riêng rẽ và phối hợp đến sự tích lũy các chất dinh d−ỡng trong lá cà phê

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.4.5.ảnh huởng của việc bón N,P,K riêng rẽ và phối hợp đến sự tích lũy các chất dinh d−ỡng trong lá cà phê

Hàm l−ợng các nguyên tố dinh d−ỡng trong lá phản ánh sức sống của v−ờn cà phê. Đây là một chỉ tiêu sinh lý quan trọng giúp chẩn đoán nhu cầu dinh d−ỡng của v−ờn cà phê để làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng phân bón có hiệu quả nhất.

Mẫu lá đã đ−ợc lấy để phân tích hàm l−ợng của các nguyên tố dinh d−ỡng chủ yếu. Số liệu phân tích lá v−ờn cà phê giai đoạn kinh doanh đ−ợc ghi nhận trong bảng 3.17.

Khi đ−ợc bón phân thì hàm l−ợng tất cả các nguyên tố dinh d−ỡng trong lá đều tăng lên, cao hơn công thức đối chứng (không bón). Điều đó chứng tỏ rằng khi đ−ợc bón phân bộ rễ cà phê phát triển mạnh hơn nên huy động đ−ợc nhiều chất dinh d−ỡng hơn. Tuy nhiên, khả năng tích lũy các chất dinh d−ỡng trong lá phụ thuộc rất nhiều vào mức phân bón.

Bảng 3.17: ảnh huởng của việc bón N, P, K riêng rẽ và phối hợp đến hàm l−ợng chất dinh d−ỡng trong lá cà phê

Chỉ tiêu phân tích (% chất khô) Công thức N P K Ca Mg Đối chứng 1,92 0,09 1,16 0,62 0,16 N 2,28 0,11 1,62 0,88 0,24 P 2,38 0,13 2,03 1,04 0,34 K 2,54 0,11 1,91 1,10 0,39 NK 2,86 0,12 2,03 1,04 0,46 NP 2,74 0,13 2,10 1,10 0,48 PK 2,68 0,14 2,02 1,08 0,43 NPK 2,92 0,15 2,13 1,12 0,54

Công thức bón đầy đủ cả 3 nguyên tố dinh d−ỡng đa l−ợng N, P, K đều có hàm l−ợng cao nhất. So sánh với ng−ỡng chất dinh d−ỡng trong lá cà phê của Malavolta (1990) ở Brazin và Carvajal (1984) ở Costa Rica đối với cà phê Arabica thì hàm l−ợng các chất dinh d−ỡng đều đạt mức từ đủ đến cao (bảng 1.9).

Kết quả cho thấy tỷ lệ N/P, N/K và K/Mg của công thức đối chứng không bón lần l−ợt là 20,87; 1,66 và 7,25; trong khi ở công thức đ−ợc bón đầy đủ N, P, K (250 N- 100 P2O5 - 250 K2O) có các tỷ lệ N/P, N/K và K/Mg t−ơng ứng là 19,47; 1,37 và 3,94.

Theo Loué (1958) [76], tỷ lệ N/P ở mức 20 là thích hợp. Theo Bennac (1967) [67], tỷ lệ N/K trong lá cà phê chè nằm trong khoảng 0,62-1,52 là thích hợp và tỷ lệ K/Mg vào tháng 12 không đ−ợc d−ới 7.

Công thức bón cả 3 nguyên tố N, P, K có tỷ lệ N/P và N/K thích hợp hơn công thức không đ−ợc bón phân. Tỷ lệ K/Mg đã hạ xuống đến 3,94, có nghĩa cây đã hút nhiều Mg hơn và tỷ lệ K/Mg trở nên mất cân đối hơn so với công thức không bón phân. Rõ ràng, việc bón đầy đủ cả 3 nguyên tố các chất dinh d−ỡng trong lá đ−ợc tích luỹ ở mức tốt nhất. Trên cơ sở phân tích hàm l−ợng các nguyên tố trong lá có thể biết cây đang thiếu nguyên tố nào và mức độ thiếu là bao nhiêu để quyết định bón bổ sung l−ợng phân bón thích hợp cho v−ờn cà phê đạt hiệu quả cao nhất. Tuy không đi sâu vào lĩnh vực này, nh−ng các kết quả nghiên cứu ở đây chứng tỏ hàm l−ợng các nguyên tố trong lá là một chỉ tiêu rất nhạy cảm, phản ánh mức độ dinh d−ỡng của v−ờn cây.

3.4.6. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón N, P, K riêng rẽ và phối hợp cho cà phê Catimor

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của n, p, k đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê chè catimor trên đất đỏ bazan ở hướng hoá quảng trị (Trang 83 - 84)