Ảnh h−ởng của phân bón đến Một số đặc tính hoá học của đất thí nghiệm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của n, p, k đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê chè catimor trên đất đỏ bazan ở hướng hoá quảng trị (Trang 64 - 68)

- Khảo nghiệm một số mô hình bón phân cho giống càphê chè Catimor ở H−ớng Hoá Quảng Trị

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.2. ảnh h−ởng của phân bón đến Một số đặc tính hoá học của đất thí nghiệm

của đất thí nghiệm

Đất tr−ớc thí nghiệm đều đ−ợc phân tích thành phần hoá học và để đánh giá ảnh h−ởng của phân bón đến hoá tính đất thí nghiệm bón phân cho cà phê kinh doanh liên tục trong 4 năm khi kết thúc thí nghiệm đất đã đ−ợc lấy để phân tích. Các chỉ tiêu phân tích hoá tính của đất tr−ớc thí nghiệm đ−ợc ghi nhận trong bảng 3.7. Bảng 3.7: Hoá tính đất tr−ớc thí nghiệm Chỉ tiêu TN.1 TN.2 TN.3 TN.4 pHKCl 4,37 4,40 3,83 4,49 OM (%) 2,33 2,40 2,35 2,43 N (%) 0,16 0,22 0,23 0,23 P2O5 (%) 0,15 0,15 0,17 0,16 K2O (%) 0,47 0,32 0,36 0,36 P2O5dt (mg/100g) 8,14 9,00 8,53 8,56 K2Odt (mg/100g) 9,97 12,70 11,73 13,00 Ca++ (lđl/100g) 1,34 1,16 1,05 2,33 Mg++(lđl/100g) 0,52 1,27 1,04 1,47 Ca/Mg 2,58 0,91 1,01 1,59 Chú thích:

Thí nghiệm 1: ảnh h−ởng của việc bón N, P, K riêng rẽ và phối hợp cho cà phê KTCB

Thí nghiệm 2: ảnh h−ởng của việc bón N, P, K riêng rẽ và phối hợp cho cà phê kinh doanh

Thí nghiệm 3: Xác định tổ hợp N, P, K bón cho cà phê KTCB 1, 2 Thí nghiệm 4: Xác định tổ hợp N, P, K bón cho cà phê kinh doanh

Nhận xét: Theo các thang phân cấp độ phì đất (phụ lục 2), đất thí nghiệm thuộc loại chua nhiều (pH biến động trong khoảng 3,83-4,49), phần lớn có pH > 4, hàm l−ợng chất hữu cơ trung bình (OM biến động trong khoảng 2,33- 2,43%), hàm l−ợng NTS cao (biến động trong khoảng 0,16-0,23 %) và hàm l−ợng P tổng số giầu (biến động trong khoảng 0,15-0,17 %) song hàm l−ợng P dễ tiêu theo phân cấp Oniani thì thuộc loại trung bình (biến động trong khoảng 8,14 - 9 mg/100 gam đất). Đất nặng nên hơi thiếu kali dễ tiêu (K2O biến động trong khoảng 9,97 - 13 mg/100 gam đất).

Về pH đất, theo Willson (1987) [91] 4 < pH < 8 là đất có thể trồng cà phê có hiệu quả, cho nên với độ chua này, đất ở đây có thể trồng đ−ợc cà phê.

Về tỷ lệ chất hữu cơ và hàm l−ợng các chất dinh d−ỡng thì so với tiêu chuẩn đất trồng cà phê do Nguyễn Sĩ Nghị (1982) [43] đ−a ra, đất ở đây phù hợp với cây cà phê. Theo phân cấp độ phì cuả đất trồng cà phê của Hoàng Thanh Tiệm, Đoàn Triệu Nhạn, Phan Quốc Sủng (1999) [61], nếu nâng đ−ợc hàm l−ợng chất hữu cơ và kali dễ tiêu lên thì đất ở đây có thể xếp vào loại 1

Nhìn chung, đất ở H−ớng Hoá - Quảng Trị phù hợp cho việc trồng cà phê chè. Điều đáng l−u ý là tỷ lệ Ca++/Mg++ của đất thí nghiệm. Khi nghiên cứu về tỷ lệ Ca/Mg trong đất, Liu Chang Lang (1976) (Dẫn theo Boyer 1982) [95] cho thấy:

Nếu Ca/Mg > 11, cấu trúc của đất rất ổn định 7,6 < Ca/Mg < 11, cấu trúc đất khá ổn định

1,0 < Ca/Mg < 7,6, cấu trúc đất ổn định trung bình Ca/Mg < 1,0, cấu trúc đất kém ổn định

Sở dĩ nh− vậy, vì kích th−ớc của ion Mg++ ngậm n−ớc lớn khiến cho keo đất phân tán, giống nh− tr−ờng hợp của ion Na+.

Ca/Mg của đất thí nghiệm nằm trong khoảng 0,91 - 2,58 tính theo số liệu chung. Khi xem xét từng loại đất cụ thể thì mẫu đất ở thí nghiệm 4 có tỷ lệ Ca++/Mg++ là 1,59; mẫu đất thí nghiệm 1 có tỷ lệ 2,58; hai thí nghiệm còn lại có tỷ lệ Ca++/Mg++ trong khoảng trên d−ới 1. Đó là tỷ lệ Ca/Mg của đất ở mức đáng báo động.

Theo Boyer (1982) [94], tỷ lệ Ca/Mg tối thích đối với cây lâu năm là 1,5 < Ca/Mg < 4 – 5.

Theo Culot và Wambeke (1958) (dẫn theo Boyer 1982) [94], tỷ lệ các cation trong dung tích hấp thu đối với cà phê Arabica trên đất Ferralit hình thành trên Bazan và đất Phù sa cổ tính theo ldl/100 gam đất tối thích là 75 % Ca, 18 % Mg và 7 % K.

Tỷ lệ Mg trong dung tích hấp thu cao, vừa ảnh h−ởng đến cấu trúc đất vừa chi phối hiệu lực của phân kali bón cho cà phê là điều cần phải chú ý khi chỉ dùng phân lân nung chảy làm nguồn P bón cho cà phê.

Để đánh giá ảnh h−ởng của phân bón đến đất làm thí nghiệm, đã tiến hành phân tích thành phần hoá học của đất sau khi bón phân. Các thí nghiệm 1, 2, 3 chỉ mới đ−ợc tiến hành trong thời hạn 1 - 3 năm nên ch−a thể có những thay đổi đáng kể về

hoá tính của đất. Riêng thí nghiệm 4 là thí nghiệm đ−ợc tiến hành lâu nhất (4 năm). Cho nên, đất sau khi thí nghiệm đ−ợc lấy mẫu để phân tích.

Kết quả phân tích thành phần hoá học trong đất sau khi bón phân đ−ợc ghi nhận trong bảng 3.8.

Số liệu bảng 3.8 cho thấy: nếu so sánh kết quả phân tích đất tr−ớc và sau 4 năm thí nghiệm thì ở công thức không bón phân, tất cả các chỉ tiêu đều giảm, đặc biệt là hàm l−ợng kali dễ tiêu giảm gần đến ng−ỡng thiếu trầm trọng. ở các công thức đ−ợc bón phân, pH, hàm l−ợng chất hữu cơ và các chất dinh d−ỡng khác vẫn duy trì đ−ợc ở mức gần nh− đất tr−ớc thí nghiệm. Các chỉ tiêu về độ phì của đất ch−a v−ợt ra khỏi cấp độ phì đ−ợc sắp xếp cho đất tr−ớc thí nghiệm. Đất vẫn thuộc loại chua nhiều, hàm l−ợng chất hữu cơ trung bình, hàm l−ợng N và P tổng số giàu, hàm l−ợng P dễ tiêu trung bình, hàm l−ợng kali dễ tiêu vẫn trong phạm vi hơi thiếu đối với đất có thành phần cơ giới nặng.

Tỷ lệ Ca/Mg trung bình trong đất tr−ớc thí nghiệm là 2,33/1,47 = 1,58; sau thí nghiệm ở công thức không bón là 1,05, trung bình là 1,59/1,26 = 1,3. ở những công thức thí nghiệm nh− T11 (300N - 150P2O5 - 300K2O) và T18 (400N - 150P2O5 - 400K2O), tỷ lệ Ca/Mg đã xuống đến mức 0,75 - 0,8, mức báo động về mất cân đối Ca/Mg.

Về tỷ lệ Ca/Mg của đất trồng cà phê ở H−ớng Hoá - Quảng Trị do ảnh h−ởng của phân bón cũng cần có những nghiên cứu sâu hơn.

Bảng 3.8 : ảnh h−ởng của việc bón phân hoá học đến thành phần hoá học đất % mg/100g đất ldl/100g đất Công thức N-P2O5-K2O pHKCl OM N P2O5 K2O P2O5 K2O Ca++ Mg++ Ca++ Mg++ Đất tr−ớc khi bón 4,49 2,43 0,23 0,16 0,36 8,56 13,00 2,33 1,47 1,58 T0 0-0-0 4,00 2,01 0,16 0,10 0,28 7,96 9,50 0,95 0,90 1,05 T1 200-100-200 4,85 2,42 0,21 0,17 0,38 8,40 12,00 1,06 1,00 1,06 T2 300-100-200 4,90 2,53 0,20 0,19 0,32 8,53 13,30 1,20 0,96 1,25 T3 400-100-200 4,94 2,36 0,27 0,15 0,36 9,17 12,10 2,00 1,02 1,96 T4 200-150-200 4,10 2,50 0,20 0,15 0,38 8,46 12,80 1,80 1,10 1,64 T5 300-150-200 4,31 2,57 0,21 0,13 0,34 8,58 12,60 1,40 0,80 1,75 T6 400-150-200 4,10 2,67 0,26 0,19 0,35 8,20 12,40 2,00 1,60 1,25 T7 200-100-300 4,26 2,49 0,21 0,17 0,37 6,33 13,30 1,40 1,00 1,40 T8 300-100-300 4,01 2,35 0,22 0,14 0,33 7,97 11,80 2,20 1,90 1,16 T9 400-100-300 4,35 2,44 0,28 0,18 0,35 8,58 10,30 2,00 1,70 1,18 T10 200-150-300 4,13 2,48 0,20 0,15 0,35 7,91 12,10 1,60 1,50 1,07 T11 300-150-300 4,04 2,10 0,22 0,16 0,32 8,53 12,20 1,20 1,60 0,75 T12 400-150-300 4,00 2,25 0,24 0,19 0,32 8,37 11,10 2,00 1,00 2,00 T13 200-100-400 4,10 2,75 0,21 0,18 0,38 8,54 10,90 1,00 1,60 0,62 T14 300-100-400 4,29 2,38 0,20 0,19 0,35 7,59 10,80 2,00 0,80 2,50 T15 400-100-400 4,03 2,25 0,26 0,12 0,38 8,32 11,30 1,80 1,80 1,00 T16 200-150-400 4,30 2,20 0,24 0,19 0,30 7,78 12,90 1,40 1,00 1,40 T17 300-150-400 4,47 2,24 0,25 0,15 0,38 8,31 11,90 1,40 1,04 1,35 T18 400-150-400 4,54 2,49 0,26 0,14 0,33 8,54 12,50 1,20 1,42 0,84

Nhận xét tổng thể trong nghiên cứu này: việc bón phân hoá học với các tổ hợp N, P, K khác nhau và bón liên tục trong 4 năm đất vẫn ch−a lâm vào tình trạng thoái hóa. Có một số chỉ tiêu đ−ợc cải thiện rõ rệt trong tr−ờng hợp bón l−ợng phân cao. Chỉ có công thức không bón phân thì hầu hết các chỉ tiêu đều giảm mạnh. Tuy nhiên, xét tỷ lệ Ca/Mg đã có sự biến đổi theo h−ớng không có lợi. Nhìn chung, hoá tính đất sau khi thí nghiệm ch−a có những thay đổi đáng kể.

3.3. ảnh h−ởng của việc bón N, P, K riêng rẽ và phối hợp đối với giống cà phê chè catimor trong giai đoạn Kiến Thiết Cơ Bản

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của n, p, k đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê chè catimor trên đất đỏ bazan ở hướng hoá quảng trị (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)