II. Những giải pháp đổi mới cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả
4. Chấp hành nghiêm chỉnh trình tự đầu tư-xây dựng, tăng cường quản lý khâu
khâu thiết kế dự toán nhằm bảo đảm chất lượng và tiết kiệm chi phí các dự án Nhà nước, thực hiện nghiêm chỉnh công tác nghiệm thu bàn giao và quyết toán công trình. Cụ thể:
4.1. Các dự án Nhà nước trước khi khởi công phải có thiết kế dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Riêng đối với các dự án nhóm A (thiết kế 2 bước: Thiết kế kỹ thuật kèm theo Tổng dự án - thiết kế bản vẽ thi công chi tiết kèm theo dự toán hạng mục) nếu chưa có Thiết kế kỹ thuật (TKKT) và Tổng dự án (TDT) được duyệt nhưng cần thiết phải khởi công thì phải có thiết kế và dự toán hạng mục khởi công được duyệt nhưng chậm nhất sau khi thực hiện được 30% Tổng mức đầu tư phải có TKKT và TDT được duyệt.
4.2. Đối với các dự án đầu tư - xây dựng sử dụng vốn NSNN, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Được quy định như sau:
a. Thiết kế kỹ thuật - TDT các dự án quan trọng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, các dự án nhóm A sử dụng vốn NSNN do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có dự án
đầu tư hoặc người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng. Riêng các công trình xây dựng chuyên ngành thuộc dự án nhóm A sử dụng vốn NSNN được thực hiện theo quy định tại Điều 1 mục 14 của NĐ 07/2003 /NĐ-CP.
Đối với các dự án nhóm A sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và các dự án mua sắm trang thiết bị có những yêu cầu đặc thù thì các bộ, ngành, địa phương tự tổ chức thẩm định thiết kế và TDT để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b. Dự án đầu tư xây dựng nhóm B, C thuộc Bộ ngành Trung ương quản lý người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt TKKT và TDT sau khi đã được cơ quan chuyên môn thẩm định.
Dự án đầu tư xây dựng nhóm B, C thuộc địa phương quản lý, chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt TKKT và TDT sau khi được Sở xây dựng hoặc sở có xây dựng chuyên ngành thẩm định.
Dự án nhóm A, B, C do các doanh nghiệp đầu tư. Doanh nghiệp tự tổ chức thẩm định đầu tư phê duyệt TKKT và TDT.
c. Thực hiện nguyên tắc người có thẩm quyền phê duyệt TKKT và TDT được phép ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị cấp dưới trực tiếp phê duyệt TKKT và TDT nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự ủy quyền đó.
d. Thực hiện nguyên tắc người có thẩm quyền phê duyệt TKKT và TDT có thể ủy quyền cho chủ đầu tư phê duyệt thiết kế chi tiết và DT hạng mục nhưng phải phù hợp với TKKT và TDT được duyệt.
4.3. Vấn đề tạm ứng và thanh toán được quy định rõ đối với từng loại hợp đồng đã được chủ đầu tư ký kết với các nhà thầu. Cụ thể:
a) Trường hợp hợp đồng chỉ định thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện được nghiệm thu theo giai đoạn hoặc nghiệm thu hàng tháng theo hợp đồng đã ký kết.
b) Chủ đầu tư, cơ quan cấp vốn hoặc cho vay có trách nhiệm xem xét và giải quyết việc tạm ứng vốn cho nhà thầu một số cấu kiện, bán thành phẩm xây dựng có giá trị lớn phải sản xuất trước.
c) Thực hiện việc tạm giữ 5% tổng mức vốn cho đến khi thực hiện đúng quyết toán dự án theo quy định.
d) Việc thanh toán các gói thầu xây lắp thực hiện đấu thầu theo tiến độ thực hiện gói thầu ghi trong hợp đồng giao nhận thầu và giá trị hợp đồng đã được ký kết đối với hợp đồng trọn gói; hoặc thanh toán theo đơn giá trúng thầu và các điều kiện cụ thể ghi trong hợp đồng.
e) Về thời hạn thanh toán được quy định là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhà thầu nộp đủ thủ tục thanh toán chủ đầu tư phải thanh toán cho nhà thầu; căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan cấp phát cho vay vốn có trách nhiệm thanh toán theo các phương thức quy định nói trên cho nhà thầu.
g) Ngoài ra Nghị định cũng quy định việc thanh toán cho các gói thầu thực hiện theo Hợp đồng thiết kế - cung ứng thiết bị vật tư - xây dựng (EPC).
4.4. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hội đồng nghiệm thu các dự án quan trọng quốc gia, các cơ quan thuộc nhóm A (nếu xét thấy cần thiết) để kiểm tra xem xét công tác nghiệm thu của CĐT và trực tiếp nghiệm thu. Hội đồng nghiệm thu do Bộ trưởng Bộ Xây dựng làm Chủ tịch. Thời hạn quyết toán không quá 12 tháng được áp dụng đối với các dự án quan trọng quốc gia. Các dự án đầu tư khác còn lại sau khi hoàn thành dựa vào khai thác sử dụng nhất thiết phải làm thủ tục quyết toán đầu tư đối với các dự án nhóm A chậm nhất là sau 9 tháng, các nhóm còn lại chậm nhất là sau 6 tháng; Các hạng mục vận hành độc lập chậm nhất sau 3 tháng. Về phê duyệt quyết toán thực hiện nguyên tắc người có thẩm quyền quyết định đầu tư là người phê duyệt quyết toán đầu tư. Riêng các dự án Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và các dự án nhóm A sử dụng vốn NSNN do Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.