Những tồn tại trong công tác quy hoạch:

Một phần của tài liệu luận văn đổi mới cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xdcb (Trang 71 - 74)

I. Một số vấn đề tồn tại trong cơ chế quản lý đầu tư xây dựng và thực tế sử dụng vốn

2. Những tồn tại trong công tác quy hoạch:

Chúng ta đều biết răng, quy hoạch xây dựng đòi hỏi phải đI trước một bước để phục vụ cho đầu tư-xây dựng các dự án , nhưng hiện nay công tác khảo sát xây dựng và quy hoạch chi tiết trong các đô thị và các khu côngn nghiệp tập trung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của các đối tượng này. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là tình trạng thiếu vốn đầu tư cho các dự án quy hoạch , cộng với cách quản lý phân bổ vốn hiện nay đã ít lại thiếu tập trung, dàn trải và chưa được ưu tiên đúng chỗ, đúng lúc, làm giảm hiệu quả phục vụ kịp thời công tác đầu tư xây dựng.

Khung pháp luật để quản lý xây dựng còn thiếu, chưa đông bộ với lĩnh vực xây dựng nói chung và quy hoạch xây dựng đô thị, các khu công nghiệp tập trung nói riêng, thể hiện rõ qua quy trình kiểm soát, phát triển ở tầm vĩ mô, mặc dù đã được thiết lập từ khâu lập, xét duyệt quy hoạch, giới thiệu địa điểm xây dựng, cấp chứng chỉ quy hoạch, cấp đất, cấp phép xây dựng…Quản lý quy hoạch xây dựng phát triển đô thị và các khu công nghiệp là những vấn đề lớn liên quan đến nhiều nghành, nhiều cấp nhưng khung thể chế cho lĩnh vực này đến nay vẫn còn nhiều điểm chưa được làm rõ. Đặc biệt, sự phối hợp giữa các nghành trong quản lý phát triển mạng lưới đô thị quốc gia, các vùng trọng điểm, các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ chí Minh, các khu đô thị mới với hàng ngàn ha, các khu kinh tế cửa khẩu và các đặc khu kinh tế hành chính còn gặp nhiều khó khăn.

3. Trình tự đầu tư xây dựng và thủ tục hành chính trong việc chấp hành trình tự này:

3.1/ Thời gian thực hiện các thủ tục hành chính đối với một dự án đầu tư là quá dài, tối thiểu phải từ 3 tháng và tối đa phải đến vài ba năm, nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Tình trạng trên đã làm cho các chủ đầu tư nước ngoài thiếu kiên nhẫn, nhiều khi phải bỏ cuộc. Còn các chủ đầu tư trong nước thì phải chịu đựng gian khổ. Tỷ lệ giải ngân rất thấp. Như vậy, khó khăn trong đầu tư hiện nay không phải là thiếu vốn, mà chính là việc thực hiện các thủ tục hành chính còn quá phiền hà, đã làm giảm tốc độ giải ngân và thực hiện đầu tư với một thực tế đáng lo ngại.

3.2/ Nguyên nhân của tình hình trên đây là do:

- Các văn bản quy phạm pháp luật chưa quy định thời gian cụ thể phải hoàn thành thủ tục hành chính đối với một số bước như: Xác định hướng đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư; lựa chọn xét duyệt địa điểm xây dựng; thẩm định thiết kế sơ bộ; đăng ký vốn; đăng ký sản xuất kinh doanh; giao nhận đất tại hiện trường phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán; nghiệm thu công trình; quyết toán vốn đầu tư và đăng ký quyền sở hữu công trình. Ngoài ra, các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính mới chỉ là lý thuyết, thực tế thì diễn ra không đúng như vậy.

- Hai lĩnh vực đầu tư và xây dựng lồng ghép còn nhiều chồng chéo, bất cập.

- Năng lực và sự hiểu biết về pháp luật của các chủ đầu tư và cơ quan tư vấn quá hạn chế, không nắm bắt kịp tình hình đổi mới của pháp luật về đầu tư và xây dựng nên khi chuẩn bị các thủ tục đã tỏ ra lúng túng, tốn nhiều thời gian vô ích, đôi khi còn làm trái quy định của pháp luật.

- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và cán bộ thụ lý hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính cũng gây ra những phiền hà, chậm trễ không đáng có. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là:

+ Do kém năng lực gây chậm chễ;

+ Do đạo đức kém, gây phiền hà, tham nhũng, sách nhiễu dân; + Do sợ trách nhiệm, đùn đẩy công việc cho nhau;

+ Do sự phối hợp liên ngành kém;

+ Do bộ máy tổ chức không hợp lý. Nhiều địa phương quan niệm đơn giản là cứ nhập nhiều sở, ban ngành lại thì sẽ giảm bớt đầu mối, như vậy cải cách thủ tục hành chính sẽ tốt.

+ Do thiếu công khai dân chủ. Các thủ tục hành chính không được niêm yết rõ ràng và không có cán bộ tiếp dân đủ năng lực để hướng dẫn cho dân...;

+ Lượng của cán bộ thi hành công vụ chưa tương xứng với hao phí lao động bỏ ra. Do vậy một bộ phận công chức tinh thần trách nhiệm thấp, thiếu nhiệt tình trong giải quyết công việc.

+ Chi phí cho việc giải quyết thủ tục hành chính cho các cơ quan hành chính sự nghiệp còn quá thấp.

- Do quy định của pháp luật đôi khi còn cứng nhắc, nặng nề về cơ chế "xin cho", không phù hợp với thực tế khách quan. Ví dụ:

+ Việc thu hồi đất, giao đất không nên để Thủ tướng Chính phủ quyết định quá nhiều mà nên phân cấp cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chính phủ chỉ nên chỉ đạo về quy hoạch, kế hoạch, chính sách, kiểm tra và chỉ thu hồi, giao lại đất đối với các dự án đầu tư và xây dựng công trình sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng. Còn đối với các dự án đầu tư và xây dựng công trình sản xuất kinh doanh, thì nên cho phép chuyển quyền sử dụng đất thông qua giao dịch dân sự.

+ Việc đền bù giải phóng mặt bằng là khâu then chốt, thường chiếm 60% thời gian thực hiện đầu tư và có thể kéo dài từ 2 đến 3 năm. Không phải chỉ do giá cả, đặc biệt là việc phải chuẩn bị trước các khu tái định cư.

+ Việc rà soát, đổi mới văn bản pháp quy thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất và nhiều khi mâu thuẫn nhau, cũng gây ra tình trạng chờ đợi không cần thiết. Ví dụ: việc bãi bỏ giấy phép xây dựng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước; việc cho phép chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn không thuộc ngân sách nhà nước tự quyết định đầu tư, đã bất cập với thủ tục giao đất, cho thuê đất...

+ Một số dự án đã giải quyết theo trình tự thủ tục đầu tư từ trước tới nay không còn phù hợp với các quy định pháp luật mới nữa, nhưng cũng không được xem xét chỉ

đạo, tháo gỡ kịp thời, dẫn đến sự trì trệ lớn như: Dự án khu đô thị mới Nam TP. Hồ Chính Minh; khu đô thị mới Bắc Thăng Long, Vân Trì, Hà Nội...

Một phần của tài liệu luận văn đổi mới cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xdcb (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)