I. KháI quát về quá trình chuyển biến cơ chế quản lý đầu tư xây dựng thời gian qua:
4. Về lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng đã có những tiến bộ đáng
đáng kể:
Trong nhận thức, chúng ta đều thấy rõ: Quản lý chất lượng công trình xây dựng là một trong những khâu rất quan trọng. Sản phẩm xây dựng có phản ánh đúng với giá trị đích thực của nó hay không, tiến độ công trình có đảm bảo đúng với kế hoạch đề ra hay không, vốn đầu tư XDCB có đảm bảo đúng với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt hay không, một phần cũng phụ thuộc vào công tác quản lý chất lượng công trình. Để tăng cường công tác quản lý này, đặc biệt là với các công trình sở hữu Nhà nước thời gian vừa qua, các văn bản qui định, hướng dẫn qui trình, hệ thống tổ chức
quản lí chất lượng xây dựng đã được ban hành. ở các bộ, nghành, địa phương, từng dự án đã có các tổ chức giám sát, nghiệm thu chất lượng công trình. Mô hình quản lý chất lượng thông qua các tổ chức tư vấn, giám sát thay cho mô hình cũ do chủ đầu tư tự tổ chức giám sát được áp dụng rông rãi. các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng công trình đã thường xuyên phổ biến, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các tổ chức giám sát chất lượng ở các công trường. Năng lực đội ngũ quản lý chất lượng công trình từng bước được nần cao, trang thiết bị phục vụ công tác giám định được đổi mới, nâng cấp. Do vậy, công tác quản lý chất lượng công trình đã đi vào nề nếp và có tiến bộ rõ rệt. Trong 5 năm 1996-2000 đã xét công nhận 828 công trình đạt chất lượng cao và 262 sản phẩm xây dựng có chất lượng cao. Nhiều đơn vị đã và đang tổ chức mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000. Đến năm 2000, toàn nghành đã có 16 đơn vị được cấp chứng chỉ ISO 9002. Sự phát triển của lĩnh vực quản lý này tất yếu tạo ra cơ sở để tin chắc rằng các công trình đầu tư xây dựng sẽ ngày càng có chất lượng cao hơn, vốn đầu tư XDCB bỏ ra sẽ mau chóng được thu hồi.