I. KháI quát về quá trình chuyển biến cơ chế quản lý đầu tư xây dựng thời gian qua:
1997
2.2/ Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB:
Trong 10 năm (1991-2000) tổng thu nhập quốc gia đã tăng lên đáng kể thể hiện trong biểu:
Tổng thu nhập quốc gia theo giá thành hiện hành
(Tỷ đồng)
Năm Tổng thu nhập quốc gia
(GNI) Tổng sản phẩm trong nước (GDP) Tốc độ tăng GDP 1991 72620 76707 1992 106757 110532 44,0 1993 134913 140258 26,89 1994 174017 178534 27,28 1995 226391 228892 28,20 1996 267736 272036 18,4 1997 307575 313623 15,28 1998 354368 361016 15,25 1999 394614 399942 10,6
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Tuy tổng thu nhập quốc dân có tăng nhưng với tốc độ còn chậm không đạt được hiệu quả cao như mong muốn.
Trong 10 năm 1991 - 2000 giá trị tài sản cố định mới tăng thêm được thể hiện thông qua bảng số liệu:
Giátrị tài sản cố định mới tăng thuộc vốn đầu tư XDCB của Nhà Nước theo giá hiện hành phân theo cấp quản lý
Trung ương Địa phương
Vốn (Tỷ đ) Cơ cấu (%) Vốn (Tỷ đ) Cơ cấu (%) Vốn (Tỷ đ) Cơ cấu (%) 1991 2310 100 1548 67 762 33 1992 3693 100 2475 67 1218 33 1993 7739 100 5185 67 2554 33 1994 16245 100 10884 67 5361 33 1995 19764 100 12418 62,8 7346 37,2 1996 23064 100 12149 52,7 10915 47,3 1997 30225 100 13419 44,4 16806 55,6 1998 36215 100 10902 30,1 25313 69,9 1999 45740 100 21899 47,9 23841 52,1 2000 53784 100 26354 49 27430 51
Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư.
Giá trị tài sản cố định mới tăng là phần vốn đầu tư tạo thành tài sản cố định (tức phần vốn đầu tư dùng để xây dựng và mua sắm các tài sản đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định theo quy định của Nhà Nước) không bao gồm vốn đầu tư tạo thành tài sản lưu động. Biểu 14 cho thấy sự gia tăng giá trị tài sản cố định mới tăng thuộc vốn đầu tư XDCB của Nhà nước với tỷ lệ khá nhanh lượng vốn năm sau cao hơn năm trước trên 50%, có năm tăng gấp đôi như năm 1993 so với năm 1992 giá trị và năm 1994 so với năm 1993. Những năm của giai đoạn 1991 - 1995 giá trị tài sản cố định mới tăng so với địa phương điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn do Trung ương quản lý là cao hơn so với đối tượng với vốn do địa phương quản lý. Nhưng đến giai đoạn 196 - 2000 thì tình hình này không được ổn định cũng có năm thì địa phương quản lý đạt hiệu quả cao hơn nhưng cũng có năm Trung ương quản lý có hiệu quả hơn.
2.2.1/ Hiệu quả tài chính
Chúng ta có thể dùng chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn đã nêu ở phần I để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
Biểu 15
Hiệu quả sử dụng trên một đơn vị vốn đầu tư XDCB của Nhà nước theo giá hiện hành.
Năm Tổng vốn Giá trị tăng thêm Hiệu quả
1991 5114.6 2310 0.45 1992 8687.8 3693 0.43 1993 18555.5 7739 0.42 1994 20796.3 16245 0.78 1995 26047.8 19764 0.76 1996 35894.4 23064 0.64 1997 46570.4 30225 0.65 1998 52536.1 36215 0.69 1999 63871.9 45740 0.72 2000 74700 53784 0.72
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Nhìn vào biểu 15 ta thấy được hiệu quả sử dụng trên một đơn vị vốn đầu tư từ năm 1991 đến năm 2000. Hệ số này tăng dần theo các năm của giai đoạn, những năm đầu còn thấp sau tăng lên nhưng cũng chỉ đạt chưa đến con số 0.8.
2.2.2/ Hiệu quả về mặt xã hội:
ở phần một chúng ta đã đưa ra các chỉ tiêu hiệu quả xã hội biểu hiện thông qua thu nhập tăng thêm của nhân dân, sự thoả mãn nhu cầu về đời sống văn hoá...
Do kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ tương đối cao nên đời sống của dân cư cũng được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân mỗi người một tháng của các hộ đã tăng từ 92,1 nghìn đồng năm 1992 lên 206,1 nghìn đồng năm 1995 và 295 nghìn đồng năm 1999. Theo kết quả điều tra ngày 1.4.1999. Cũng theo kết quả điều tra đã có 78,1% số hộ dùng điện; 54,2% số hộ có ti vi; 47,5% số hộ có radiô.
Tỷ lệ nghèo về lương thực, thực phẩm đã giảm từ 55% năm 1990 xuống còn 16,5% năm 1995 và 11,3% năm 2000. Nếu tính nghèo cả về hàng hoá không phải là lương thực, thực phẩm theo thông lệ quốc tế thì tỷ lệ nghèo ở nước ta cũng giảm từ 41,6% năm 1993 xuống còn 31,31% năm 1996. Do đời sống thực sự được cải thiện nên khi phỏng vấn 2,5 vạn hộ tự đánh giá về mức sống năm 1999 so với năm 1991 thì có 84,46% số hộ cho rằng đời sống khá lên, 11,11% cho rằng đời sống như cũ và chỉ có 4,43% cho rằng đời sống bị giảm sút (4).
2.2.3/ Hiệu quả trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ.
Trong giai đoạn 1991 - 2000 đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh góp phần thúc đẩy năng lực sản xuất trong nước phát triển, đồng thời tiếp thu công nghệ mới. Các hình thức đầu tư nước ngoài trong đó có hình thức BOT: xây dựng - kinh doanh - Chuyển giao, BTO Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh và BT: Xây dựng - chuyển giao nâng cao một bước lớn cho công nghệ nước ta - một đất nước với công nghệ còn lạc hậu.
Đầu tư nước ngoài gắn liền với chuyển giao công nghệ đầu tư dự án đầu tư càng nhiều thì khả năng tiếp thu công nghệ càng cao. Dưới đây là số dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 10 năm qua
Số dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1991 - 2000 Năm 1991 199 2 199 3 199 4 199 5 199 6 199 7 199 8 1999 2000 Dự án 151 197 269 343 370 325 345 275 311 354
Trong những năm 1993, 1994, 1995 là những năm đầu trực tiếp nước ngoài mạnh nhất số lượng máy móc thiết bị trong ngành được chuyển giao là khá nhiều năm 1993 là 20129 chiếc, năm 1994 là 21579 chiếc, đẩy nhanh công tác xây dựng của nước ta trong những năm qua.
2.2.4/ Hiệu quả chuyển dịch cơ cấu:
Thành tựu nổi bật của chính sách đầu tư trong thời gian qua là góp phần quan trọng cho việc đạt được tốc độ tăng trưởng cao, cơ cầu kinh tế chuyển dịch mạnh hơn sang công nghiệp. Tỉ trọng trong khu vực công nghiệp chiếm từ 23,8% trong GDP năm 1991 lên 29,6% năm 1994 và 31,1% năm 1997 và 31,5% năm 1999. Tỉ trọng khu vực dịch vụ chiếm từ 35,7% năm 1991 lên 41,2% năm 1994, 42,6% năm 1997 và 40,1% năm 1999. Khu vực nông lâm nghiệp thuỷ sản chiếm từ 40,5% năm 1991 xuống 28,7% năm 1994 và 25,7% năm 1997, 25,4% năm 1999. Trong thời kỳ 1991 - 2000, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng sau:
Đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tỷ trọng trong tổng đầu tư xã hội Tỷ trọng trong GDP 1991 - 1995 1996 - 2000 1991 - 1995 1996 - 2000 Nông nghiệp 8,7 12,5 27,2 25,3 Công nghiệp 38,7 41,2 28,8 33,9 Dịch vụ 52,7 46,3 41,1 40,8
Chương III.
Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB.
=======*=======