Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư XDCB giai đoạn 1996 – 2000:

Một phần của tài liệu luận văn đổi mới cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xdcb (Trang 42 - 43)

I. KháI quát về quá trình chuyển biến cơ chế quản lý đầu tư xây dựng thời gian qua:

1. Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư XDCB giai đoạn 1996 – 2000:

Trong giai đoạn 1996-2000, tổng số vốn đầu tư XDCB cho các ngành kinh tế trọng điểm của đất nước (Bao gồm nông nghiệp, công nghiệp, GTVT, VHTT, GD & ĐT) tăng lên rõ rệt. Với tổng số vốn đầu tư XDCB tăng lên 303.474 tỷ đồng gấp hơn hai lần so với thời kỳ 1990 - 1995. So vốn đầu tư cũng tăng lên đáng kễ, năm 1996 là 49078 tỷ đồng so với năm 1995 là 42860 tỷ đồng. Năm 1997 là 56900 tỷ đồng, với tốc độ phát triển gốc là 115,49%. Năm 1998 là 58588 tỷ đồng, tốc độ phát triển 118,83%. Năm 1999 là 63872 tỷ đồng, tốc độ tăng 130%. Năm 2000 là 75579 tỷ đồng với tốc độ phát triển định gốc là 154%. Số liệu trên cho thấy sự gia tăng lượng vốn đầu tư sử dụng trong XDCB có tăng nhưng tốc độ còn hạn chế năm sau mà chỉ gấp rưỡi (tốc độ phát triển định gốc 2000/1996). Điều đó cho thấy mặc dù đã chú trọng sử dụng vốn đầu tư XDCB nhưng lượng vốn này vẫn còn rất ít. Khối lượng vốn đầu tư không nhiều và như vậy đáp ứng được nhu cầu là rất khó.

Đó là xem xét về tổng vốn đầu tư, còn trong ngành công nghiệp khối lượng vốn đầu tư luôn nhiều nhất trong các năm của giai đoạn 1996 - 2000 vì đây là ngành có quy mô lớn nhất, quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Mặc dù vậy tốc độ tăng cũng không nhanh, năm 2000 chỉ gấp 1,5 so với năm 1996. Ngành khoa học công nghệ năm 1998, tốc độ tăng còn bị giảm so với năm 1996 chỉ đạt 91,76%. Ngành y tế xã hội năm 1998/1996 là 106,99% trong khi năm 1997/1996 là 122,7%. Sự giảm sút này là vấn đề đáng lo ngại bởi nước ta là nước chậm phát triển, khoa học công nghệ còn lạc hậu và là nước nghèo với các hoạt động y tế xã hội còn hạn chế thì việc đầu tư vào các lĩnh vực này là rất quan trọng.

Giao thông vận tải, thông tin bưu điện cũng là lĩnh vực được đầu tư tương đối trong những năm vừa qua. Sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới giao thông và sự bùng nổ thông tin liên lạc những năm gần đây đã cho thấy sự đầu tư vào lĩnh vực này cũng đã có tăng và đạt nhiều thành tựu. Tốc độ tăng vốn đầu tư của ngành này có nhỉnh hơn so với các ngành khác nhưng cũng có thể nói là chưa cao : Từ 10400 tỷ đồng năm 1996 tăng lên đến 17327 tỷ đồng năm 2000.

Thống kê thành tựu của đất cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: Tức tỷ trọng giá trị tăng thêm của các khu vực (Nông lâm nghiệp và Thuỷ sản, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ) theo giá hiện hành chiếm trong tổng sản phẩm trong nước đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng của khu vực nông nghiệp, tuy nhiên đầu tư vào khu vực nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp thuỷ lợi và thuỷ sản) vẫn có xu hướng tăng thêm.

Điều này được thể hiện trong biểu sau:

Cơ cấu vốn đầu tư XDCB các ngành kinh tế giai đoạn 1996 -2000.

Đơn vị %

Một phần của tài liệu luận văn đổi mới cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xdcb (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)