II. Những giải pháp đổi mới cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả
2. Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tăng cường quyền hạn và trách
trách nhiệm cho các ngành, các cấp; chủ đầu tư, doanh nghiệp trong việc quyết định đầu tư các dự án thuộc quyền quản lý và khai thác sử dụng. Cụ thể là:
2.1. Đối với các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước:
Thủ tướng chỉ quyết định đầu tư các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư sau khi được Hội đồng thẩm định Nhà nước xem xét trình Thủ tướng quyết định đầu tư thay vì Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư tất cả các dự án nhóm A sử dụng các nguồn vốn Nhà nước trước đây (bao gồm các vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng có bảo lãnh và vốn đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp Nhà nước).
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cấp tương đương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh được quyền quyết định các dự án nhóm A còn lại (thay vì chỉ được quyền quyết định các dự án thuộc nhóm B, C như trước đây) nhưng với điều kiện các dự án phải có trong QHPT KT-XH, QHPT nghành hoặc đã có quyết định chủ trương đầu tư bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư (thay vì Thủ tướng ra quyết định đầu tư như trước đây).
Trước khi ra quyết định đầu tư các dự án nhóm A nói trên, người quyết định đầu tư phải tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản của các Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Xây dựng (nếu là dự án xây dựng), Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương có liên quan đến dự án (nếu có) để báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư. Trường hợp dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách địa phương phải đưa ra Hội đồng nhân dân thảo luận, quyết định và công bố công khai.
Đối với các dự án nhóm B, C sử dụng vốn ngân sách Nhà nước các cấp nói trên có thể ra quyết định đầu tư hoặc ủy quyền quyết định đầu tư nhưng cũng phải tuân thủ phù hợp với quy hoạch được duyệt. Riêng các dự án nhóm C chỉ được thực hiện không quá 2 năm nhằm tránh phân tán vốn.
Điểm phân cấp mới lần này Nghị định cho phép Chủ tịch UBND huyện quyết định đầu tư các dự án dưới 3 tỷ đồng và UBND xã dưới 1 tỷ đồng tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương mà UBND tỉnh quy định cho phù hợp nhưng khi quyết định đầu tư vẫn phải dựa trên quy hoạch, kế hoạch PTKTXH của mỗi địa phương và phải qua thẩm định của tổ chức chuyên môn (kể cả các tổ chức tư vấn) và được HĐND
cùng cấp thông qua, cấp trên một cấp (tỉnh đối với huyệt, huyện đối với xã) chấp thuận về mục tiêu đầu tư và quy hoạch.
2.2. Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh:
Nghị định đã quy định: các dự án quan trọng quốc gia thuộc nhóm A cũng áp dụng như các dự án thuộc vốn ngân sách.
Các dự án còn lại thuộc nhóm A, B, C do doanh nghiệp đầu tư thì doanh nghiệp tự thẩm định dự án, tự quyết định đầu tư, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nhưng vẫn phải phù hợp với quy hoạch được duyệt như trên. Riêng dự án nhóm A trước khi quyết định đầu tư phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư. Đây là một trong những sửa đổi bổ sung rất quan trọng - Trao trọn trách nhiệm quyết định đầu tư và trách nhiệm hiệu quả đầu tư và hoàn trả nợ vay cho chủ đầu tư bất kể là Tổng công ty 90, 91 hay công ty độc lập bao gồm cả các dự án nhóm A trước đây do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và HĐQT Tổng công ty 91 trước đây chỉ được quyền quyết định đầu tư nhóm B, C, HĐQT Tổng công ty 90 chỉ được quyết định đầu tư nhóm C và như vậy vô hình chung đã kéo theo trách nhiệm của các cấp quản lý Nhà nước từ Thủ tướng Chính phủ, các bộ, UBND tỉnh... đối với hiệu quả đầu tư của các dự án này. Với quy định mới, từ nay các cấp quản lý Nhà nước nói trên sẽ tập trung vào nhiệm vụ quản lý Nhà nước như xây dựng quy hoạch PTKTXH, Quy hoạch phát triển ngành, Quy hoạch xây dựng... và thực hiện chức năng kiểm tra kiểm soát việc thực thi của các chủ đầu tư là các doanh nghiệp phải theo đúng luật pháp và quy hoạch được duyệt (thông qua việc các bộ quản lý ngành và UBND các tỉnh tổ chức thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án nhóm A của các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý... và các cấp thực hiện quyền giảm sát và đánh giá đầu tư các dự án...); Thực hiện một bước đột phá để tách quản lý Nhà nước khỏi quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Cũng từ nay đối với các dự án thuộc nguồn vốn này quan hệ của các DNNN với bộ chủ quản sẽ được thay thế bằng quan hệ mới giữa tổ chức cho vay (Quỹ HTĐT, các ngân hàng thương mại) với người đi vay (các CĐT, doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế) dựa trên cơ sở các dự án đầu tư phải có hiệu quả mà cụ thể là có khả năng hoàn vốn và có lãi theo quy định của tổ chức cho vay; Còn trách nhiệm các cấp quản lý Nhà nước từ Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành, đến các chính quyền địa phương chỉ thực thi quyền cho phép đầu tư các dự án theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt đối với mọi dự án không kể dự án đó thuộc thành phần kinh tế nào, như vậy sẽ tạo ra một "sân chơi" bình đẳng giữa các dự án với các chủ đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.
Nghị định cũng cho phép người có thẩm quyền quyết định đầu tư được phép ủy quyền cho giám đốc đơn vị trực thuộc quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp và đương nhiên người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự ủy quyền của mình, ngược lại người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật và người ủy quyền.
2.3. Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp và các nguồn vốn khác: do doanh nghiệp tự đầu tư, tự vay, tự trả không có sự bảo lãnh của Nhà nước về nguyên tắc cũng thực hiện như các dự án đề cập ở phần 2.2. Điều mới khác với trước đây là quy chế 52CP và 12CP chỉ quy định cho các dự án thuộc doanh nghiệp Nhà nước nay mở rộng sang các dự án thuộc mọi thành phần kinh tế để tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Nghị định cũng đề cập phương thức quản lý đối với dự án đầu tư sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau, về nguyên tắc thì công trình, hạng mục công trình sử dụng nguồn vốn nào phải thực hiện theo quy định quản lý của nguồn vốn đó; Trường hợp không tách riêng được đối tượng sử dụng vốn thì sẽ áp dụng theo quy định quản lý của nguồn vốn có tỷ trọng lớn nhất trong dự án.