Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB:

Một phần của tài liệu luận văn đổi mới cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xdcb (Trang 28 - 32)

1. Kết quả của hoạt động đầu tư XDCB:

Kết quả hoạt động đầu tư thể hiện ở khối lượng vốn đầu tư đã được thực hiện, ở các tài sản cố định được huy động hoặc năng lực sản xuất kinh doanh phục vụ tăng thêm.

1.1/ Khối lượng vốn đầu tư thực hiện:

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư bao gồm các chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư, xây dựng nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm thiết bị máy móc, để tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và chi phí khác theo qui định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt.

1.2/ Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm: thêm:

Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm, hàng hoá hoặc tiến hành hoạt động dịch vụ cho xã hội đã được ghi trong dự án đầu tư) đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động được ngay.

Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo qui định được ghi trong dự án đầu tư.

2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB:

Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả nền sản xuất xã hội. Điều cơ bản trước tiên của việc nâng cao hiệu quả vốn đầu tư là việc chọn phương án đầu tư có lợi nhất, đảm bảo tăng sản phẩm nhiều nhất trên một đồng vốn đầu tư, rút ngắn thời hạn thu hồi vốn cũng như đáp ứng các tiêu chí khác về kinh tế-tài chính cũng như kinh tế-xã hội mà một dự án đầu tư phải có.

Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cũng có nghĩa là tăng năng suất lao động, tăng khối lượng sản phẩm, giảm giá thành, cảI tiến chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách cũng như đáp ứng tốt nhất việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Nhà

nước, nâng cao mức sông nhân dân,… tạo ra những điều kiện cho việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân trong cộng đồng.

TáI sản xuất mở rộng TSCĐ là đòi hỏi chi phí lớn và chỉ mang lại kết quả trong một thời gian dài. Vốn đầu tư bị khê đọng không vận động không sinh lời do quá trình xây dựng kéo dàI. Do đó, điều quan trọng đối với xã hội cũng như mọi nhà đầu tư là phảI biết tiền vốn phảI bỏ ra lúc nào và trong khoảng thời gian bao lâu, khi nào vốn đầu tư sẽ được hoàn lại. Vấn đề sử dụng hợp lý nhanh chóng hoàn lại vốn đầu tư được giảI quyết trên cơ sở xem xét các chỉ tiêu và tiêu chuẩn cụ thể đánh giá hiệu quả kinh tế vốn đầu tư XDCB. Các chỉ tiêu đó rất cần thiết khi xem xét tính hợp lý của đầu tư XDCB ở các giai đoạn kế hoạch hoá, nghiên cứu xem xét các biện pháp hoàn thiện kỹ thuật, cảI tạo và trang bị lại kỹ thuật các cơ sở hiện có. Nhiệm vụ tính toán ở giai đoạn thiết kế là chọn các phương án tối ưu xây dựng các cơ sở, các công trình, đáp ứng được tốt nhất các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế-tài chính. Xác định hiệu quả ở giai đoạn lập kế hoạch đối với các bộ, nghành giúp cho việc lựa chọn đúng hướng đầu tư XDCB, đảm bảo thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, tăng phúc lợi vật chất tinh thần của nhân dân…tức là đáp ứng tốt nhất việc thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả trên phạm vi nền kinh tế-hiệu quả kinh tế-xã hội. Như vậy, hiệu quả của vốn đầu tư XDCB phảI được xem xét và tính toán đông thời trên cả hai phạm vi: ở khâu cơ sở, nơI dự kiến thực hiện đầu tư vốn đầu tư và trên bình diện nền kinh tế và xã hội.

ở các đơn vị, hiệu quả vốn đầu tư XDCB được thể hiện tập trung ở các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế-tàI chính, đó là:

 Các chỉ tiêu lợi nhuận thuần, thu nhập thuần của dự án đầu tư XDCB: Đây là các chỉ tiêu phản ánh quy mô lãI của dự án.

 chỉ tiêu: Hệ số hoàn vốn hay tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư: Chỉ tiêu này nói lên mức độ thu hồi vốn đầu tư ban đầu từ lợi nhuận thuần thu được hàng năm.

 Chỉ tiêu: Tỷ số lợi ích trên chi phí: Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ tương đối giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra.

 Chỉ tiêu: Thời hạn thu hồi vốn đầu tư: Chỉ tiêu này thể hiện số thời gian cần thiết để mà dự án phảI hoạt động để thu hồi đủ số vốn đầu tư đã bỏ ra.

 Chỉ tiêu: Hệ số hoàn vốn nội bộ-còn gọi là suất thu lợi nội tại, tỷ suất nội hoàn vốn đầu tư: Hệ số hoàn vốn nội bộ chính là mức lãI suất nếu dùng nó làm hệ số chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu cân băng tổng chi. Chỉ tiêu này là một chỉ tiêu cơ bản trong phân tích hiệu quả tàI chính dự án. Nó cho biết mức lãI suất mà dự án có thể đạt được.

NgoàI ra, ở phạm vi này, việc đánh giá hiệu quả vốn đầu tư còn được thực hiện qua nhiều công cụ, chỉ tiêu khác nữa, ví dụ như: Chỉ tiêu điểm hoà vốn, chỉ tiêu đánh giá độ an toàn của dự án…

ở phạm vi nền kinh tế, hiệu quả vốn đầu tư XDCB được đánh giá thông qua các tiêu chí cơ bản sau đây:

 Nâng cao mức sông nhân dân: Được thể hiện gián tiếp thông qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc gia, mức gia tăng thu nhập, tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.

 Phân phối thu nhập và công bằng xã hội: Thể hiện qua sự đóng gốp của công cuộc đầu tư và việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển và đẩy mạnh công băng xã hội.

 Gia tăng số lao động có việc làm: Đây là một trong những mục tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của các nước thừa lao động, thiếu việc làm.

 Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ: Những nước đang phát triển không chỉ nghèo mà còn là nước nhập siêu. Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu qua việc đầu tư đúng hướng, hợp lý là những mục tiêu quan trọng nhằm tích luỹ và tiết kiệm ngoại tệ cho quốc gia.

 Một số chỉ tiêu khác phản ánh hiệu quả kinh tế-xã hội vốn đầu tư XDCB: Như tạo điều kiện khai thác tàI nguyên hợp lý, nâng cao năng suất lao động, nâng cao trình độ lao động, chuyển giao công nghệ tiên tiến cho công nghiệp hoá-hiện đại hoá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế-xã hội các địa phương nghèo, các vùng mà điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn…

Một phần của tài liệu luận văn đổi mới cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xdcb (Trang 28 - 32)