Chỉ tiêu kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 36 - 85)

Hiệu quả kinh tế xã hội chính là các chỉ tiêu định tính được đánh giá và xem xét trong các dự án, chương trình có sử dụng ODA. Bởi lẽ ODA luôn được thực hiện với những mục tiêu xác định của từng bên tham gia: bên tài trợ, bên tiếp nhận và đối tượng thụ hưởng; cũng như mục tiêu thoả thuận giữa các bên. Mặt khác ODA luôn được ưu tiên sử dụng trong các chương trình dự án mang ý nghĩa phát triển toàn diện, kinh tế không phải là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với bên tiếp nhận cũng như bên tài trợ mà chúng thường được xét với ý nghĩa tạo điều kiện, môi trường cởi mở hơn, thuận lợi hơn sao cho khuyến khích tham gia tự chủ, bình đẳng của cộng đồng trên cơ sở tồn tại và phát triển.

Hiệu quả sử dụng ODA có thể được đánh giá qua một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội sau:

a) Mức đóng góp của ODA đến GDP

Đánh giá tác động của dự án đầu tư đến tăng trưởng kinh tế của một vùng hay địa phương thông qua cách tính chỉ tiêu ICOR.

Đây là một chỉ số phản ánh cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư thực hiện tăng thêmđể tăng thêm 1 đồng tổng sản phẩm trong nước (GDP). Hệ số ICOR thay đổi tuỳ theo thực trạng kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ khác nhau, phụ thuộc vào cơ cấu đầu

tư và hiệu quả sử dụng đồng vốn. Nếu hệ số ICOR thấp, chứng tỏ đầu tư có hiệu quả cao và ngược lại. ICOR được tính theo công thức:

ICOR =

Trong đó: ICOR - Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư;

V1 - Vốn đầu tư thực hiện của năm nghiên cứu; G1 - Tổng sản phẩm trong nước của năm nghiên cứu;

G0 - Tổng sản phẩm trong nước của năm trước năm nghiên cứu. Các chỉ tiêu về vốn đầu tư thực hiện và tổng sản phẩm trong nước để tính hệ số ICOR phải được tính theo cùng một loại giá: giá hiện hành hoặc giá so sánh. Khi tính theo giá hiện hành phải tính theo giá hiện hành của cùng một năm, cụ thể phải chuyển GDP của năm trước năm nghiên cứu (Go) về giá hiện hành của năm nghiên cứu (giá hiện hành dùng để tính G1).

*Tác động của dự án đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Thông qua việc so sánh mối quan hệ giữa cơ cấu đầu tư và sự biến đổi cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn nhất định với định hướng và hiệu quả đầu tư trong từng ngành.

Cách thức tính toán này khá đơn giản bằng cách chỉ cần so sánh số liệu trước thực hiện dự án so với sau khi thực hiện dự án tại vùng đã triển khai. Xem xét sự biến đổi các chỉ tiêu của các ngành cần phân tích. Ngoài ra, cần phải xem xét đến tốc độ chuyển dịch cơ cấu nhanh hay chậm và theo hướng tích cực hay tiêu cực.

*Tác động của dự án đến giải quyết việc làm cho người lao động

Đánh giá tác động của dự án đến việc tạo thêm việc làm mới. Đồng thời để đánh giá tác động đến giải quyết việc làm cho người lao động cần xem xét đến các chỉ tiêu sau:

- Số lao động có việc làm: chính là số lao động có việc làm trực tiếp cho dự án hoặc số lao động có việc làm gián tiếp thông qua dự án.

- Số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư.

b) Kết quả thực hiện các mục tiêu đề ra

Tính hiệu quả của ODA được thể hiện ở việc đạt được mục tiêu của các nước tiếp nhận, các nguồn lực thực hiện cam kết cũng như việc đạt tới các mục tiêu của nhà tài trợ. Kết quả thực hiện mục tiêu được xác định bằng cách so sánh khái quát các kết quả mà dự án đã đạt được với mục tiêu đã đề ra trong báo cáo khả thi hay văn

kiện dự án được duyệt. Việc so sánh này phải dựa vào báo cáo đánh giá kết thúc dự án đã thực hiện. Cần phải nêu rõ những mục tiêu nào đã đạt được, đạt ở mức độ nào, những mục tiêu nào chưa đạt được, đồng thời phải chỉ ra tiêu chí đã được dùng để đánh giá kết quả đạt được. Thực tiễn huy động và sử dụng ODA là một minh chứng cho luận điểm này.

ODA của Chính phủ và các tổ chức xã hội thường di chuyển tới các quốc gia khác, kèm theo đó là những yêu cầu hay ràng buộc về chính trị, xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển riêng của Chính phủ nước tài trợ cũng như mục tiêu xác lập trong chiến lược, chương trình tài trợ đối với từng quốc gia. Với các nước tiếp nhận, hiệu quả của ODA là khả năng hiện thực hoá cũng như mức độ đạt tới các mục tiêu trong chương trình, dự án ưu tiên phát triển có sử dụng ODA. Không phải lúc nào cũng có sự đồng nhất giữa các mục tiêu của bên tài trợ và bên tiếp nhận tài trợ. Sự giao thoa giữa hai nhóm mục tiêu nào càng lớn, mức độ đạt được mục tiêu giao thoa càng lớn thì hiệu quả sử dụng ODA càng cao. Có những trường hợp, sử dụng ODA chỉ đạt được mục tiêu của bên nước tiếp nhận, hoặc nước tài trợ và chỉ đạt được một phần rất nhỏ trong nhóm mục tiêu còn lại. Do vậy, mục tiêu và khả năng đạt tới mục tiêu hiệu quả của ODA chỉ chắc chắn khi có sự tương đồng trong các nhóm mục tiêu xác lập giữa hai bên tiếp nhận và tài trợ, và thậm chí là cả sự đồng nhất lợi ích của nhóm đối tượng thụ hưởng của chương trình, của dự án có sử dụng ODA. Và việc các mục tiêu đó có được thoả mãn ở mức độ nào: rất đạt hay không đạt, sẽ phản ánh mức độ hiệu quả của việc sử dụng ODA trong việc đạt tới các mục tiêu đặt ra.

c) Tác động lan tỏa, tính bền vững và hiệu quả của dự án

Phần lớn ODA được sử dụng vào các dự án đầu tư công hoặc các chương trình phát triển mang tính cộng đồng. Do đó, kết quả và hiệu quả của dự án thường mang tính tiềm ẩn và chỉ được phát huy dần theo thời gian. Điều này có nghĩa là tính hiệu quả của việc sử dụng ODA không phải có thể đánh giá ngay sau khi kết thúc dự án, mà còn đòi hỏi phải theo dõi, tổng hợp và đánh giá trong một khoảng thời gian dài sau khi dự án, chương trình kết thúc. Đó chính là ý nghĩa sâu xa trong sử dụng ODA -tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững. Các đầu ra, kết quả của dự án, chương trình không chỉ dừng lại ở mức độ kết quả ban đầu của nó, mà với tính chất của các chương trình, dự án công với sự tham gia của cộng đồng, các kết quả và tác động của chúng sẽ lan toả và nhân rộng dần ra, xét về cả phạm vi không gian, thời gian và nhóm đối tượng thụ hưởng trong mối liên hệ giữa các kết quả kinh tế xã hội đạt được mà có thể lượng hoá được qua các chỉ tiêu dựa trên giác độ tài chính. Do vậy, mức độ lan toả và tính bền vững của các kết quả và hiệu quả dự án chỉ là một chỉ tiêu quan trọng để nghiên cứu và đánh giá hiệu quả sử dụng dự án.

d) Đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Chỉ tiêu đánh giá này thực chất là chỉ tiêu tổng hợp của các chỉ tiêu đánh giá dựa trên cả góc độ tài chính và kinh tế xã hội. Hiệu quả sử dụng ODA dù dưới góc độ đóng góp ở mức độ nào và cho bất cứ chủ thể hay đối tượng nào, thì suy cho cùng cũng là đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với các dự án đầu tư thông thường thì thiên nhiều về hiệu quả kinh tế, nhưng với các dự án sử dụng ODA, hiệu quả lại mang đậm tính kinh tế xã hội - gắn kết giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội thông qua việc giải quyết và thực hiện tốt các vấn đề: tăng cường năng lực quản lý, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và sức khoẻ cộng đồng, lao động và việc làm, nước sạch và vệ sinh môi trường, bình đẳng giới và sự tự chủ tham gia của cộng đồng, ... thông qua đó, tạo ra nhiều hơn nữa các kết quả và giá trị kinh tế trong xã hội. Các yếu tố xã hội, tuy không phải là nhân tố then chốt trong việc tạo ra các giá trị kinh tế, nhưng chúng là điều kiện cần thiết để cấu thành môi trường tổng thể để duy trì và hữu dụng hiệu quả kinh tế, hướng tới một sự phát triển chung bền vững.

1.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) của tỉnh Quảng Bình và bài học rút ra cho tỉnh Điện Biên (ODA) của tỉnh Quảng Bình và bài học rút ra cho tỉnh Điện Biên

1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình là một tỉnh thuộc duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam, phía Bắc giáp Hà Tĩnh, phía Nam giáp Quảng Trị, phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp Biển Đông. Tỉnh Quảng Bình cách thủ đô Hà Nội 500km về phía Bắc và cách Đà Nẵng 267km về phía Nam theo quốc lộ 1A, là đầu mối giao thông nằm ở trung điểm và nơi hẹp nhất của Việt Nam với khoảng cách chưa đến 50km từ mép biển Đông đến biên giới Việt - Lào. Giao thông đường thủy có cảng Hòn La, ngoài ra còn có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh. Giao thông đường hàng không có sân bay Đồng Hới đồng thời có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua. Với vị trí thuận lợi, Quảng Bình có nhiều thuận lợi trong liên kết, giao thương hàng hóa, công nghệ, lao động kỹ thuật, ...

Quảng Bình có hạ tầng tương đối hoàn chỉnh với hệ thống giao thông đối ngoại đã và đang được đầu tư hiện đại là những tuyến chính gắn kết quan hệ của Quảng Bình với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế. Đến nay, 98,7% xã phường có điện, trên 97% hộ dân cư dùng điện lưới quốc gia, 100% xã phường có đường ô tô đến trung tâm xã.

Tuy là một tỉnh nhỏ nhưng với tầm nhìn chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình nói chung và nền công nghiệp Quảng Bình nói riêng có những bước phát triển vượt bậc: Một số dự án đến nay vẫn duy trì bền bững chất lượng công

trình và vận hành tốt như: Chương trình nước sạch UNICEF; Dự án Thủy lợi Thượng Mỹ Trung (ADB); Dự án phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo tỉnh Quảng Bình (IFAD); Dự án bảo tồn tài nguyên thiên nhiên khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng (KFW-Đức), … Bên cạnh đó, những dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp đã đưa vào sử dụng phát huy kết quả, tạo thêm tư liệu sản xuất, ổn định và tăng năng lực sản xuất, năng suất, thu nhập, phát triển kinh tế hộ một cách ổn định, bền vững, tạo sinh kế bền vững cho người dân. Dự án lĩnh vực giao thông được triển khai phù hợp với chiến lược phát triển giao thông Việt Nam đã tăng tính kết nối và bền vững của hệ thống giao thông dân sinh trên các tuyến đường giao thông nông thôn, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh triển khai đang thực hiện 13 dự án ODA với tổng vốn đầu tư 207.600 triệu USD, trong đó vốn ODA 164.792 triệu USD và vốn đối ứng 42.8007 triệu USD nhiều gấp 2 lần tổng vốn đầu tư vào Điện Biên giai đoạn 2016 - 2020. Đã cho thấy, để đạt được kết quả như vậy, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều nỗ lực và có nhiều các công cục, chính sách thu hút ODA rất hiệu quả như chiến lược hợp tác tốt, xây dựng tốt các dự án, cơ chế điều phối và thực hiện tốt cơ chế giám sát và theo dõi chặt chẽ.

Tỉnh Quảng Bình có khá nhiều nét tương đồng với tỉnh Điện Biên, đều có diện tích tự nhiên < 10.000 km2, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 500 km, là nơi hội tụ nhiều nền văn hóa kết tinh nhiều giá trị văn hóa vật chất và tinh thần độc đáo. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016- 2020 đều đạt trên 6% (Điện Biên đạt 6,83%, Quảng Bình đạt 6,13%). Hai tỉnh Điện Biên và Quảng Bình đều có chung đường biên giới với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, có cửa khẩu quốc tế, đều là tỉnh có vị trí địa lý chính trị, quân sự và kinh tế quan trọng, có nhiều di tích lịch sử văn hóa, có các trục giao thông huyết mạch.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Điện Biên

Điện Biên đang đứng trước những cơ hội mới và thử thách mới, để thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA một cách hiệu quả nhất thì các cơ chế, chính sách mà tỉnh đưa ra là yếu tố vô cùng quan trọng mang tính chất quyết định đến sự thành công trong công tác thu hút vốn ODA trên địa bàn tỉnh. Dựa trên kinh nghiệm của Quảng Bình, Điện Biên cần học tập những kinh nghiệm thành công để có hướng đi hợp lý, phù hợp với điều kiện của tỉnh nhà. Qua phân tích kinh nghiệm của Quảng Bình, có thể rút ra được những bài học như sau:

Đầu tiên, cần có chiến lược riêng cho địa phương mình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, tiềm năng, lợi thế của địa phương. Không nên xây dựng tràn lan các dự án mà cần tập trung và hoàn chỉnh vào các lĩnh vực then chốt. Đặc

biệt tập trung vào phát triển kết cấu hạ tầng kết hợp với tăng trưởng xanh.

Thứ hai, chú trọng công tác xúc tiến đầu tư. Việc thu hút ODA cần có mục đích, mục tiêu cụ thể; cần xác định rõ đối tác tiềm năng để xây dựng kế hoạch xúc tiến cụ thể, phù hợp với lợi thế của tỉnh có khả năng phát triển.

Thứ ba, tỉnh Điện Biên nên kiên trì trong việc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư. Luôn nỗ lực học hỏi kinh nghiệm của các địa phương khác, vận dụng những bài học phù hợp với địa phương mình.

Chương 2. THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.1. Thực trạng môi trường đầu tư của tỉnh Điện Biên

2.1.1. Vị trí địa lý

Điện Biên là tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc; có diện tích tự nhiên rộng 9.562,9km2; 50% diện tích có độ cao trên 1.000m so với mực nước biển; 70% diện tích có độ dốc 25 độ trở lên. Địa hình chia cắt có nhiều sông suối, là vùng đầu nguồn của sông Đà, sông Mã và sông Mê Công. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 02 quốc gia là Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (trong đó: tiếp giáp với Lào dài 360km, Trung Quốc dài 40,861km). Trên tuyến biên giới Việt - Lào có các cặp cửa khẩu đó là: cửa khẩu quốc tế Tây Trang – Xốp Hùn, cửa khẩu chính Huổi Puốc

– Na Son và và 03 cửa khẩu phụ khác. Trên tuyến biên giới Việt – Trung hiện đã có lối mở A Pa Chải - Long Phú, hai tỉnh Điện Biên (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) cùng thống nhất sẽ nâng cấp thành cửa khẩu chính trong tương lai gần.

Điện Biên nằm cách thủ đô Hà Nội 500km theo đường bộ, có cảng Hàng không Điện Biên đi Hà Nội, Hải Phòng và đã được Chính phủ cho phép mở đường bay quốc tế tới một số nước trong khu vực như: Lào; Cam Pu Chia, Myanma.

Điện Biên là tỉnh có vị trí quan trọng về quốc phòng – an ninh, là đầu mối giao

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 36 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w