Chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 34 - 36)

a) Tiến độ giải ngân

Được đánh giá trên cơ sở khối lượng và tỷ trọng vốn thực tế đã giải ngân so với kế hoạch. Tiến độ này được đánh giá qua các chỉ tiêu:

- Khối lượng vốn giải ngân: Cho biết khối lượng tuyệt đối của lượng ODA đã giải ngân so sánh trong tương quan với kế hoạch giải ngân và với khối lượng vốn giải ngân cùng kỳ năm trước.

- Khối lượng vốn giải ngân/khối lượng vốn kế hoạch trong kỳ:

Giá trị tương đối giữa vốn thực tế với kế hoạch. Chỉ tiêu này < 1 cho thấy chỉ tiêu của dự án chậm hơn so với kế hoạch.

- Luỹ kế vốn giải ngân/ Dự kiến rút vốn của toàn bộ dự án: Cho biết tỷ trọng vốn dự án đã được giải ngân, trong tương quan so sánh với mốc thời gian dự kiến tại thời điểm giải ngân và thời điểm dự kiến rút hết vốn của toàn dự án.

b) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính

Các tiêu chí này thường được áp dụng để đánh giá các chương trình, dự án ODA trong lĩnh vực giao thông có thu phí, hoặc dự án đầu tư có tính đến mức sinh lời, thời

gian thu hồi vốn. Những loại dự án ODA trong lĩnh vực này ở khu vực Tây Bắc rất ít.

Các chỉ tiêu được dùng chủ yếu là:

- Chỉ tiêu thu nhập thuần: là chỉ tiêu đánh giá quy mô lợi ích của dự án, có thể tính cho từng năm hoặc cả đời dự án.

- Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV) cho biết quy mô hiện giá tiền lời của dự án sau khi đã hoàn đủ vốn. Đây là chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối tính đầy đủ đến giá trị theo thời gian của đồng tiền, tính đầy đủ mọi khoản thu và chi trong cả đời dự án. Khi

đánh giá NPV > 0 là đạt hiệu quả về mặt tài chính.

- Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư (ROI): Là tỷ số giữa thu nhập ròng hàng năm và tổng số đầu tư để thực hiện dự án. ROI cho biết một đồng vốn đầu tư của dự án thu được bao nhiêu đồng thu nhập ròng trong mỗi năm.

- Chỉ tiêu hiện giá sinh lời của vốn đầu tư (NPVR): Cho biết hiện giá một đồng vốn đầu tư bỏ ra trong suốt thời gian đầu tư thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Việc xác định chỉ tiêu này có tính đến yếu tố thời gian của giá trị đồng tiền nên rất có

ý nghĩa đối với các dự án lớn có thời gian hoạt động kéo dài.

- Tỷ suất thu hồi nội bộ: được mô tả như tỷ lệ tăng trưởng của dự án đầu tư, biểu thị tỷ lệ sinh lời lớn nhất mà bản thân dự án có thể đạt được. Có thể nói, đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá lựa chọn dự án, nhất là dự án có sử dụng tín dụng đầu tư phát triển.

- Thời gian hoàn vốn đầu tư: Là thời gian cần thiết để dự án hoàn lại vốn đầu tư đã bỏ ra bằng các khoản tích luỹ hoàn vốn hàng năm. Dự án có thời gian hoàn vốn càng ngắn thì hiệu quả hoạt động càng cao, dự án càng hấp dẫn.

- Điểm hoà vốn và độ nhạy: Phân tích điểm hoà vốn sẽ thấy rõ mối quan hệ chi phí - doanh thu tối thiểu để bù đắp chi phí cho quá trình hoạt động. Phân tích điểm hoà vốn của dự án, cần xem xét các loại: điểm hoà vốn lý thuyết, điểm hoàn vốn hiện kim, điểm hoàn vốn trả nợ.

Phân tích điểm nhạy nhằm kiểm tra mức độ nhạy cảm của kết quả dự án đối với dự biến động của từng yếu tố, xác định mức độ quan trọng của các yếu tố và chiều hướng tác động của các yếu tố đến kết quả dự án. Từ ý nghĩa đó, độ nhạy của dự án thường được đặc trưng bằng tỷ lệ mức độ thay đổi của các chỉ tiêu đánh giá dự án so bởi mức độ thay đổi của các yếu tố xác định của dự án.

Với các dự án sử dụng ODA, việc xác định và tính toán giá trị kinh tế là không đơn giản do đa phần là các dự án công, việc phát huy tác dụng và thu lợi kinh tế

thường không xác định được trực tiếp và kéo dài trong nhiều năm. Mặt khác, hệ thống theo dõi và đánh giá hiệu quả kinh tế các dự án chưa được đầy đủ và xác thực nên các đánh giá sau dự án thường được xác định định tính hoặc theo các hàm số tổng hợp từ các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu kinh tế xã hội.

Do tính chất và mục tiêu của các chương trình, dự án tài trợ nên hiệu quả sử dụng ODA thường được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:

- Giá trị gia tăng (VA) tạo ra

- Giá trị đóng góp vào GSP, GRP và GDP

- Giá trị đóng góp vào mức tăng GSP, GRP và GDP

Các chỉ tiêu này thường được xác định trên cơ sở tổng hợp và loại trừ từ các giá trị tổng hợp có liên quan tới các hoạt động kinh tế trong phạm vi chương trình, dự án sử dụng ODA. Việc xác định và so sánh các chỉ tiêu trên trong điều kiện có và chưa có dự án, chương trình sử dụng ODA. Tương quan so sánh giữa hai trường hợp và không có dự án sẽ là cơ sở xác định tương đối chính xác hiệu quả kinh tế. Dù vậy để xác định được các chỉ tiêu này đòi hỏi sự phân tích và tính toán phức tạp trên cơ sở tổng hợp dữ liệu liên quan.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w