Giải pháp về tăng tỷ lệ giải ngân thực tế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 101 - 105)

Để hoàn thành mục tiêu giải ngân đòi hỏi cần phải có các giải pháp đồng bộ và quyết liệt của toàn thể hệ thống chính trị, của Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương:

*Đối với các cơ quan chủ quản

Khẩn trương rà soát phân bổ chi tiết dự toán đến từng dự án, đảm bảo sát tiến độ, nhu cầu giải ngân của dự án. Lưu ý tập trung vốn cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt, các dự án ưu tiên cần sớm hoàn thành để đưa vào sử dụng và cac dự án sắp hoàn thành hoặc sắp hết thời hạn giải ngân. Trong trường hợp, nhận thấy không đủ khả năng giải ngân, đề nghị hủy và chuyển dự toán cho sự án khác có tính sẵn sàng hơn.

*Đối với các chủ dự án

- Tập trung triển khai các chương trình, dự án để kịp thời có khối lượng cho giải ngân.

- Kịp thời báo cáo cơ quan chủ quản có liên quan về vướng mắc phát sinh trong từng khâu thực hiện dự án để có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Thực hiện hoàn chứng từ thanh toán từ tài khoản đặc biệt, tài khoản tạm ứng trong vòng 3 tháng theo quy định.

*Đối với các cơ quan tổng hợp

- Bộ KH&ĐT: sớm tổng hợp các yêu cầu cắt giảm kế hoạch vốn của các Bộ, ngành địa phương, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết dịnh, nếu cần thiết sẽ điều chuyển cho Bộ, ngành địa phương còn thiếu và có khả năng thực hiện dự án và giải ngân.

- Bộ Tài chính: tiếp tục phối hợp tháo gỡ khó khăn, quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công cho địa phương để thực hiện giải ngân kịp thời; tăng cường khả năng rà soát và rút ngắn thời gian hoàn thành chứng từ đối với các hình thức thanh toán qua tài khoản đặc biệt và kết hợp đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải ngân vốn ODA.

KẾT LUẬN

Những năm vừa qua, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA trong cả nước nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng có những biến động qua từng thời kỳ, nhưng vẫn có xu hướng tiếp tục tăng lên và có nhiều đóng góp quan trọng về triển vọng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên. Dự án ODA thực sự đã đem lại những hy vọng về sự khởi sắc trong thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ODA của tỉnh Điện Biên, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi giúp tỉnh tăng khả năng thu hút FDI, đem lại công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động trên địa bàn, tạo tín hiệu chuyển biến tích cực cho nền kinh tế của tỉnh. Trong thời gian sắp tới, làm thế nào để sử dụng hiệu quả vốn ODA vẫn sẽ là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước nói chung và mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Điện Biên nói riêng. Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng các dự án ODA là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên những năm sắp tới. Do đó, luận văn “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh Điện Biên” được lựa chọn là mong muốn của bản thân góp phần vào sự phát triển vững mạnh của của tỉnh Điện Biên.

Trên cơ sở tổng kết từ thực tiễn và kinh nghiệm của các địa phương đã thành công thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, khóa luận đã trình bày những lý luận cơ bản về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), tổng hợp và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh Điện Biên. Tuy nhiên, do thời gian hạn hẹp, cũng như khả năng phân tích của bản thân còn hạn chế nên kết quả nghiên cứu của khóa luận chưa thể hoàn chỉnh, chỉ dừng lại ở mức khái quát theo quan điểm khách quan để làm sáng tỏ một số thành tựu và hạn chế còn tồn tại trong hiệu quả sử dụng vốn ODA tại địa bàn tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2016 - 2020, sự đóng góp của ODA vào tình hình phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh Điện Biên. Khóa luận đã đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ODA trong thời gian tới 2021 - 2025 thông qua việc rút ra những nguyên nhân hạn chế trong việc thực hiện chính sách sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại tỉnh Điện Biên.

Trên cơ sở đó, khóa luận chỉ ra phương hướng và những giải pháp chủ yếu đối với sử dụng nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại tỉnh Điện Biên đến năm 2020 và giai đoạn tiếp theo 2021 - 2025, bao gồm những giải pháp thực hiện tốt chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng; giải pháp hoàn thiện chính sách nguồn nhân lực; đẩy mạnh về các thủ tục hành chính và hoàn thiện hệ thống pháp luật hoàn thiện chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư; bố trí vốn đối ứng và tăng tỷ lệ giải ngân thực tế. Đây là những nội dung đóng góp ý nghĩa vô cùng quan

trọng không chỉ đối với riêng tỉnh Điện Biên mà còn cả với các địa phương khác trong cả nước hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.PGS.TS Vũ Chí Lộc (2012), Giáo trình Đầu tư Quốc tế, NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội

2. Quốc hội (2020), Luật đầu tư

3. Quốc hội (2019), Luật đầu tư công

4. Quốc hội (2015, Luật ngân sách nhà nước

5. Tổng quan về Điện Biên,http://www.dienbien.gov.vn/portal/Pages/Tong-quan- ve-Dien-Bien.aspx [25/3/2021]

5. UBND tỉnh Điện Biên (2020), Báo cáo phát triển KTXH 2016 - 2020

6.UBND tỉnh Điện Biên (2020), Báo cáo tình hình thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi khác của nhà tài trợ thời kỳ 2016-2020, Định hướng 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Điện Biên

7.UBND tỉnh Điện Biên (2020), Báo cáo tình hình vận động, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên

8.UBND tỉnh Điện Biên (2020), Báo cáo tổng hợp phát triển nguồn nhân lực năm 2020

9.UBND tỉnh Điện Biên (2020), Báo cáo xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn nước ngoài nguồn NSTW giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Điện Biên

10. UBND tỉnh Điện Biên (2020), Chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Điện Biên

11.UBND tỉnh Điện Biên (2020), Tình hình vận động, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên

12.UBND tỉnh Điện Biên (2020), Tình hình thực hiện chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng và Chương trình mục tiêu vốn đối ứng ODA giai đoạn 2016 - 2020

13. Chính phủ, Nghị định 38/2013/NĐ-CP, Về quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tàu trợ

14. Nguyễn Ngọc Long, Thu hút và sử dụng ODA của New Zealand vào Việt

Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w